Bệnh động mạch vành là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh động mạch vành hiệu quả?

Bệnh động mạch vành là mối lo đáng quan tâm của mọi người. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Cùng MKT Pharma tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe này ngay sau đây.

Sơ lược về bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành (CHD) là tình trạng động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, thường do tích tụ cholesterol (mảng xơ vữa). Máu giàu oxy được cung cấp đến tim nhờ động mạch vành. Tuy nhiên khi mảng xơ vữa hạn chế lượng máu đến tim, có thể gây đau ngực và khó thở.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vành

Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành có thể đến từ lối sống, cách sinh hoạt hoặc do các bệnh lý gây nên. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thường gặp gồm:

  • Cholesterol cao: Chất béo và cholesterol tích tụ trên thành động mạch tạo thành các mảng xơ vữa, hạn chế lưu lượng máu. Các mảng xơ vữa có thể vỡ ra và hình thành các cục máu đông.
  • Bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin: Tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.
  • Lối sống ít vận động.
  • Huyết áp cao
  • Hút thuốc lá.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh động mạch vành.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh động mạch vành

Các dạng bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành có khả năng gây tử vong cao do có các triệu chứng thường thầm lặng. Có hai dạng bệnh động mạch vành phổ biến:

  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính: Còn được gọi là đau thắt ngực ổn định hoặc bệnh động mạch vành ổn định. Đây là một tình trạng mà động mạch vành dần dần bị hẹp, làm giới hạn cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim. Một số triệu chứng có thể xuất hiện, nhưng bạn có thể sống chung với tình trạng này hàng ngày.
  • Hội chứng mạch vành cấp tính: Đây là tình trạng xuất hiện đột ngột và cần được cấp cứu ngay. Các mảng xơ vữa trong động mạch vành bong tróc hoặc vỡ ra, tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến tim. Sự tắc nghẽn đột ngột này gây ra cơn đau tim, kèm theo khó thở, mệt mỏi, và đau ngực kéo dài.

Các đặc điểm nhận biết bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành có thể không có triệu chứng vì đây là một tình trạng bệnh mãn tính. Nhưng khi động mạch bị thu hẹp, có thể xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc tình trạng tim đập mạnh khi tập thể dục. Khi động mạch vành tiếp tục co lại, lượng máu đến tim giảm dần, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thường xuyên hơn.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành có thể bao gồm:

  • Đau ngực (Đau thắt ngực): Thường xuất hiện ở giữa hoặc bên trái ngực. Cảm giác nặng ngực hoặc tức ngực có thể xuất phát từ hoạt động mạnh hoặc xúc động. Cơn đau thường biến mất trong vòng vài phút khi các hoạt động hoặc cơn xúc động đó kết thúc.
  • Hụt hơi: Cảm thấy như không thể thở được.
  • Mệt mỏi: Nếu tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi một cách bất thường.
  • Đau tim: Tình trạng này thường xuất hiện khi động mạch vành bị tắc hoàn toàn. Các triệu chứng kinh điển của cơn đau tim gồm đau hoặc tức ngực, đau vai hoặc cánh tay, khó thở và đổ mồ hôi. Đối với phụ nữ, các triệu chứng có thể ít điển hình hơn, ví dụ như đau cổ hoặc hàm, buồn nôn và mệt mỏi.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là một vấn đề phổ biến. Tuổi tác, yếu tố di truyền, lối sống và các bệnh lý mãn tính đều có thể ảnh hưởng đến động mạch vành của tim. Bệnh động mạch vành có thể khởi phát từ những yếu tố nguy cơ gồm:

  • Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ bị tổn thương và thu hẹp động mạch càng tăng.
  • Giới tính: Ở nam giới, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, nguy cơ này tăng lên đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh tim. Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nếu có thành viên trong gia đình từng mắc trước 55 tuổi (Nam) và trước 65 tuổi (Nữ).
  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp: Huyết áp không được kiểm soát có thể làm cho động mạch trở nên xơ cứng. Các động mạch vành có thể trở nên hẹp, làm chậm lưu lượng của dòng máu.
  • Cholesterol cao: Cholesterol cao có thể tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Cholesterol xấu (LDL), cùng với việc thiếu cholesterol tốt (HDL) – đều đóng vai trò trong quá trình hình thành xơ vữa động mạch.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường type 2 và bệnh động mạch vành có chung một số yếu tố nguy cơ, gồm béo phì và tăng huyết áp.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Béo phì hoặc thừa cân có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp. Hãy tham vấn chuyên gia sức khỏe về trọng lượng lí tưởng cho cơ thể của bạn.
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Lối sống tĩnh tại.
  • Quá nhiều áp lực: Căng thẳng cũng có thể làm tổn thương động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
  • Sử dụng rượu: Sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến tổn thương cơ tim. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các yếu tố nguy cơ trên là những yếu tố thường gặp dẫn đến bệnh động mạch vành. Ngoài ra còn có một số nguy cơ khác có thể gây ra bệnh động mạch vành bao gồm:

  • Ngừng thở khi ngủ.
  • Protein phản ứng C (hs-CRP) có độ nhạy cao. Mức hs-CRP cao có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
  • Triglyceride cao.
  • Tiền sản giật.
  • Các biến chứng thai kỳ như: Bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp khi mang thai.
  • Một số bệnh tự miễn: Người mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus và các tình trạng viêm có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.

Cách ngăn ngừa bệnh động mạch vành

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa bệnh động mạch vành. Bởi vì có một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như tuổi và tiền sử gia đình.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro. Một lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn:

  • Bỏ hút thuốc.
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol cao và đường huyết.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Đảm bảo duy trì mức cân nặng cho phép.
  • Ăn chế độ ăn ít chất béo, ít muối, giàu trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế hoặc bỏ rượu bia.
Chế độ ăn nhiều rau củ giúp ngăn ngừa bệnh động mạch vành
Chế độ ăn nhiều rau củ giúp ngăn ngừa bệnh động mạch vành

Các loại thuốc điều trị bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành không thể chữa khỏi, nhưng điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng như đau tim. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thay đổi lối sống.
  • Sử dụng thuốc.
  • Phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Ngoài thay đổi lối sống, thuốc là phương pháp thường được sử dụng để kiểm soát bệnh động mạch vành. Có nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị bệnh động mạch vành, bao gồm:

  • Statin và các loại thuốc hạ cholesterol khác.
  • Aspirin.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Các loại thuốc khác, được chỉ định để kiểm soát các tình trạng bệnh lý khác như bệnh tiểu đường.
Silvasten thường được chỉ định giúp kiểm soát tình trạng bệnh động mạch vành
Silvasten thường được chỉ định giúp kiểm soát tình trạng bệnh động mạch vành

Tên thuốc: Silvasten.

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị rối loạn lipid máu.
  • Hoạt chất: Ezetimibe 10mg, Simvastatin 20mg.
  • Chỉ định: Thuốc thay đổi lipid chỉ nên là một trong nhiều biện pháp can thiệp cho bệnh nhân có nguy cơ cao xơ vữa động mạch. Các loại thuốc này hỗ trợ giới hạn chất béo bão hòa và cholesterol khi chế độ ăn và liệu pháp không dùng thuốc không đủ hiệu quả.
  • Chống chỉ định:
  • Bệnh nhân mẫn cảm với simvastatin, ezetimibe hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phối hợp với diltiazem, verapamil, dronedaron.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú.
  • Sử dụng chung với chất ức chế mạnh CYP3A4, chất ức chế HIV protease.
  • Không dùng quá 40mg simvastatin khi phối hợp cùng với lomitapid.
  • Tác dụng phụ:
  • Thường gặp: Tăng ALT AST, tăng CK huyết,…

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh động mạch vành. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ