Cơn đau tim và các dấu hiệu cảnh báo

Cơn đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng do sự thiếu máu đột ngột cung cấp cho tim. Hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa cơn đau tim có thể giúp bạn và người thân bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến cố tim mạch nghiêm trọng. Hãy cùng khám phá những thông tin quan trọng để giữ gìn trái tim khỏe mạnh

Cơn đau tim là gì?

Cơn đau tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm hoặc bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Sự tắc nghẽn thường là do sự tích tụ cholesterol,chất béo, và các chất khác trong động mạch tim (mạch vành). Các chất béo tích tụ có chứa cholesterol được gọi là mảng xơ vữa. [1]

Quá trình tích tụ mảng xơ vữa được gọi là xơ vữa động mạch. Đôi khi, mảng xơ vữa có thể vỡ ra và hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu. Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn đau tim có thể khiến các mô trong cơ tim chết đi.

Nhồi máu cơ tim hay lên cơn đau tim là một tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng con người
Nhồi máu cơ tim hay lên cơn đau tim là một tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng con người

Một cơn đau tim hay còn được gọi là nhồi máu cơ tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Thời gian rất quan trọng trong việc điều trị cơn đau tim. Vì thế mà việc trì hoãn thậm chí chỉ vài phút có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn hoặc tử vong.

Hậu quả của cơn đau tim

Khi cơn đau tim xảy ra, lưu lượng máu đến một phần của tim sẽ bị cản trở hoặc giảm đi nhiều so với bình thường, gây tổn thương hoặc chết phần cơ tim đó. Do vậy, phần cơ tim bị chết không thể bơm máu, và làm gián đoạn quá trình bơm máu của tim. Hậu quả là làm giảm hoặc thậm chí không bơm máu đến được các bộ phận khác trong cơ thể, điều này có thể gây tử vong nếu không được khắc phục nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra cơn đau tim

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau tim. Trong bệnh động mạch vành, một hoặc nhiều động mạch tim (mạch vành) bị tắc nghẽn. Điều này thường là do các mảng xơ vữa gây ra bởi cholesterol. Mảng xơ vữa có thể thu hẹp lòng động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim. Nếu mảng bám vỡ ra, nó có thể gây ra cục máu đông trong tim.

Cơn đau tim có thể do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần động mạch vành. Phân loại cơn đau tim thường được dựa trên điện tâm đồ (ECG) như sau:

  • Sự tắc nghẽn hoàn toàn cấp tính của động mạch vừa hoặc lớn của tim thường dẫn đến nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI).
  • Tắc nghẽn một phần thường là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI).

Không phải tất cả các cơn đau tim đều do động mạch bị tắc nghẽn. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Co thắt động mạch vành.
  • Một số bệnh nhiễm trùng: COVID-19 và các bệnh nhiễm virus khác có thể gây tổn thương cơ tim. [2]
  • Bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD). Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng do sự bóc tách bên trong động mạch tim.

Những dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim

Các triệu chứng của cơn đau tim rất nhiều và đa dạng. Một số người sẽ có triệu chứng nhẹ. Một số người không có triệu chứng bất thường. Một số khác lại có triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng đau tim thường gặp bao gồm:

  • Đau ngực có thể có cảm giác như bị đè nén, căng tức, bị ép bởi vật nặng, đau nhói theo từng cơn.
  • Đau hoặc khó chịu lan đến vai, lưng, cánh taycổ, hàm.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Hoa mắt hoặc chóng mặt đột ngột.
  • Buồn nôn.
  • Khó thở, hụt hơi.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một trong những dấu hiệu của lên cơn đau tim
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là một trong những dấu hiệu của lên cơn đau tim

Phụ nữ có thể có các triệu chứng không điển hình như cảm thấy cơn đau ngắn hoặc đau nhói ở cổ, cánh tay. Đôi khi còn thấy khó thở, mệt mỏi và mất ngủ bắt đầu trước cơn đau tim.

Cơn đau tim có thể xảy ra một cách đột ngột. Tuy nhiên có nhiều người sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo trước nhiều giờ, trước nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Đau ngực hoặc tức ngực (đau thắt ngực) liên tục xảy ra và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm.

Điều trị

Điều trị cơn đau tim có nghĩa là khôi phục lưu lượng máu đến cơ tim bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt. Mỗi phút sau cơn đau tim, có thêm nhiều mô tim bị tổn thương hoặc chết. Cần phải điều trị khẩn cấp để khắc phục lưu lượng máu và khôi phục nồng độ oxy. Oxy được cung cấp ngay lập tức.

Điều trị đau tim cụ thể phụ thuộc vào việc lưu lượng máu bị tắc nghẽn một phần hay toàn bộ. Việc điều trị có thể lựa chọn các phương pháp như: Sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Thuốc

Một trong những phương thức điều trị nhồi máu cơ tim hay lên cơ đau tim là sử dụng thuốc. Tuy nhiên việc sử dụng phải được sự đồng ý của các chuyên gia bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Những loại thuốc, hoạt chất thường được chỉ định của các bác sĩ bao gồm:

  • Aspirin: Làm giảm đông máu.
  • Thuốc làm tan cục máu đông (thuốc tiêu huyết khối hoặc thuốc tiêu sợi huyết).
  • Các loại thuốc chống đông máu khác được gọi là heparin có thể được tiêm tĩnh mạch.
  • Nitroglycerin: Thuốc giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim. Nitroglycerin được sử dụng để điều trị đau ngực đột ngột. Nó được dùng dưới dạng viên ngậm dưới lưỡi, dạng viên để nuốt hoặc dạng tiêm.
  • Morphin: Thuốc này được dùng để giảm đau ngực không hết khi dùng nitroglycerin.
  • Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này giúp làm giảm huyết áp và chậm nhịp tim. Thuốc chẹn beta có thể hạn chế mức độ tổn thương cơ tim và ngăn ngừa các cơn đau tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin (ACE). Những loại thuốc này làm giảm huyết áp và giảm gánh nặng cho tim.
  • Statin: Những loại thuốc này giúp giảm mức cholesterol xấu có thể làm tắc nghẽn động mạch.

Phẫu thuật và các thủ tục khác

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, phương thức phẫu thuật cũng được sử dụng phổ biến. Điều này sẽ đảm bảo điều trị nhanh hơn cũng như đảm bảo hơn. Phẫu thuật và thủ thuật điều trị cơn đau tim bao gồm:

  • Nong mạch vành và đặt stent: Thủ tục này được thực hiện để nong các động mạch tim bị tắc hay còn được gọi là can thiệp mạch vành qua da (PCI). Một ống lưới thép nhỏ có thể được đặt vào động mạch trong quá trình nong mạch. Stent giúp giảm nguy cơ thu hẹp động mạch trở lại.
  • Ghép bắc cầu động mạch vành (CABG): Đây là phương pháp mổ bắc cầu trên những động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc mà không phù hợp cho đặt stent.
Phương pháp ghép bắc cầu động mạch vành (CABG)
Phương pháp ghép bắc cầu động mạch vành (CABG)

Phục hồi chức năng tim

Phục hồi chức năng tim là một chương trình giáo dục và luyện tập để hướng dẫn các cách cải thiện sức khỏe tim mạch sau phẫu thuật tim bao gồm: Tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, kiểm soát căng thẳng và dần dần quay trở lại các hoạt động thông thường. Những người tham gia phục hồi chức năng tim sau cơn đau tim thường sống lâu hơn và ít có khả năng bị cơn đau tim khác hoặc biến chứng do cơn đau tim gây ra.

Cách phòng ngừa cơn đau tim

Không bao giờ là quá muộn để thực hiện các bước ngăn ngừa cơn đau tim – ngay cả khi bạn đã từng bị cơn đau tim. Dưới đây là những cách để ngăn ngừa cơn đau tim.

  • Thực hiện theo một lối sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc lá, duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, tập thể dục thường xuyên và giảm stress.
  • Quản lý các tình trạng bệnh lý kèm theo như: Tăng huyết áp và đái tháo đường, có thể làm tăng nguy cơ đau tim.
  • Tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, không được tự ý ngừng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Duy trì lịch khám bệnh đúng hẹn.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Thuốc điều trị sau cơn đau tim

Sau cơn đau tim, thuốc có thể giúp cải thiện và giảm nguy cơ bị cơn đau tim tiếp theo. Các nhóm thuốc được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông
  • Thuốc nhóm statin
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc chẹn beta

Tham khảo thêm: Silvasten

Silvasten là thuốc dùng để điều trị cholesterol cao, giảm sự hình thành các mảng xơ vữa.

Silvasten là thuốc dùng để điều trị cholesterol cao, giảm sự hình thành các mảng xơ vữa
Silvasten là thuốc dùng để điều trị cholesterol cao, giảm sự hình thành các mảng xơ vữa

Tên thuốc: Silvasten.

  • Hoạt chất: Ezetimibe 10mg,Simvastatin 20mg.
  • Nhóm thuốc: Điều trị rối loạn lipid máu.
  • Dạng thuốc: Viên nén.
  • Chỉ định:  Là biện pháp giúp can thiệp ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch do tăng cholesterol huyết. Các thuốc làm thay đổi lipid nên được dùng để hỗ trợ cho chế độ ăn (hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol) và khi đáp ứng với chế độ ăn và liệu pháp không dùng thuốc khác là không đầy đủ.
  • Chống chỉ định:
  • Bệnh nhân mẫn cảm với ezetimibe, simvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú
  • Sử dụng chung với chất ức chế mạnh CYP3A4 (như itraconazol, posaconazol, ketoconazol,voriconazol, erythromycin, clarithromycin, telithromycin, chất ức chế HIV protease (như nelfinavir), telaprevir, boceprevir, nefazodon, gemfibrozil, cyclosporin, danazol và các thuốc chứa cobicistat).
  • Phối hợp với diltiazem, verapamil, dronedaron.
  • Không dùng simvastatin quá 40mg khi phối hợp cùng với lomitapid.
  • Tác dụng phụ:
  • Thường gặp: Tăng CK huyết, Tăng ALT và/hoặc AST…
  • Ít gặp: Tăng bilirubin huyết, acid uric huyết, gamma-glutamyltransferase, INR và protein niệu; giảm cân; chóng mặt kèm đau đầu; phát ban, nổi mày đay, ngứa; đau khớp, yếu cơ, tiêu cơ vân…

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị cơn bệnh này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lựa chọn thuốc tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của cơn bệnh. Vì vậy, để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về cơn đau tim và cách phòng ngừa. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ