Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tình trạng y tế nguy hiểm này và những điều bạn cần biết để phòng tránh hiệu quả.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi một phần não không có đủ lượng máu đến nuôi. Điều này thường xảy ra do động mạch não bị tắc nghẽn (đột quỵ do huyết khối) hoặc chảy máu (đột quỵ do xuất huyết).

Nếu không kịp thời khôi phục lượng máu đến nuôi não, các tế bào não ở khu vực bị thiếu máu nuôi bắt đầu chết vì thiếu oxy. Đó chính là lý do mà đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm và là ác mộng đối với mọi người.

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng mà thời gian cấp cứu được tính bằng mỗi giây hay nói cách khác thời gian là mạng sống. Nếu một người có các triệu chứng đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi số dịch vụ khẩn cấp tại địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Điều trị đột quỵ càng nhanh thì càng có nhiều khả năng hồi phục. Các dấu hiệu để nhận biết một người bị đột quỵ, bao gồm:

  • Mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, không thể phối hợp các động tác vận động, cử động khó khăn,.
  • Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, cơn đau đến rất nhanh.
  • Tầm nhìn bị giảm đột ngột, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần.
  • Cách nhận biết chính xác nhất là không thể nhấc 2 tay lên cùng 1 lúc. Yếu liệt một bên cơ thể hoặc không thể cử động một bên tay chân.
  • Cơ thể mệt mỏi hoặc đột nhiên mất sức.
  • Nụ cười bị méo mó, nhân trung bị lệch, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt.
  • Mất khả năng nói hoặc nói khó nghe, khó phát âm, không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có kiểm tra bằng cách yêu cầu người bị đột quỵ lặp lại một câu mà bạn vừa nói.
Hoa mắt, đau đầu dữ dội là một dấu hiệu phổ biến nhất
Hoa mắt, đau đầu dữ dội là một dấu hiệu phổ biến nhất

Thời gian trong trường hợp đột quỵ rất quan trọng, vì vậy đừng chờ đợi để được giúp đỡ, hãy tìm mọi cách có thể đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu có thể, hãy quan sát vào đồng hồ đeo tay của bạn và ghi nhớ thời điểm các triệu chứng bắt đầu. Việc bác sĩ biết khi các triệu chứng bắt đầu có thể giúp lựa chọn điều trị nào là tốt nhất cho người bệnh.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Vậy đâu là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ? Có rất nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên dẫn đến nguy cơ gây ra đột quỵ, bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ về lối sống

Yếu tố về lối sống là một trong những tác động phổ biến nhất. Chúng bao gồm các yếu tố như:

  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Ít vận động.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất kích thích.

Yếu tố nguy cơ về bệnh lý mắc kèm

Ngoài yếu tố về lối sống thì đối với những người có các bệnh lý mắc kèm cũng là mối nguy cơ quan trọng. Bao gồm những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý sau:

  • Tăng huyết áp.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
  • Cholesterol cao.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Khó thở khi ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Bệnh tim mạch.
  • Gia đình bị đột quỵ hoặc có tiền sử cá nhân,  đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.
  • Nhiễm COVID-19.

Các yếu tố khác liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn

Bên cạnh hai yếu tố trên thì có một số yếu tố liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Bao gồm:

  • Tuổi cao, những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Chủng tộc hoặc sắc tộc: Người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác.
  • Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới. Đối với phụ nữ lớn tuổi khi bị đột quỵ có nhiều khả năng tử vong hơn so với nam giới.
  • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone có chứa estrogen làm tăng nguy cơ.

Làm thế nào để làm giảm nguy cơ gây ra đột quỵ?

Có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị đột quỵ. Đó chính là phải tuân thủ các hướng dẫn và khuyến cáo từ chuyên gia y tế và áp dụng lối sống lành mạnh. Đây là những bước tốt nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa đột quỵ.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ trước đó, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, điều quan trọng là bạn phải thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị. Những biện pháp này có thể giúp ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Trong đó bao gồm việc lựa chọn lối sống phù hợp có thể giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường và cholesterol cao.

Ngoài ra, những thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ đột quỵ cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những thay đổi lối sống quan trọng nhất bao gồm:

  • Hãy bỏ thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Hãy giảm cân nếu bạn đang thừa cân. Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn làm điều này một cách lành mạnh.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả.
  • Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm giảm sự tích tụ trong động mạch.
  • Ăn ít muối (natri).
  • Hạn chế các thức uống từ cồn.
  • Tránh dùng thuốc bất hợp pháp hoặc bị cấm.
Hãy thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe
Hãy thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe

Sử dụng thuốc

Thuốc có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở những người đã từng bị đột quỵ trước đó. Đột quỵ “thiếu máu cục bộ” xảy ra khi một động mạch trong não bị tắc nghẽn. Kết quả là một phần não không nhận đủ máu.

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hay còn gọi là TIA là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não tạm thời và không gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc nhồi máu não cấp tính.

Nếu bạn đã bị đột quỵ hoặc TIA, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm nguy cơ bị đột quỵ khác. Các loại thuốc đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ bao gồm:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Thuốc làm giảm cholesterol xấu, chẳng hạn như nhóm thuốc statin.
  • Thuốc điều trị tiểu đường.
  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông bao gồm: Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin và thuốc chống đông máu.

Triển vọng của người bị đột quỵ

Đột quỵ có khả năng gây tử vong trong trường hợp được đánh giá là nghiêm trọng hoặc nếu kéo dài quá lâu mà không được điều trị. Tuy nhiên, triển vọng vẫn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó bao gồm đột quỵ xảy ra ở vị trí nào trong não, mức độ nghiêm trọng, tiền sử sức khỏe của bạn và các yếu tố liên quan khác.

Bác sĩ điều trị chuyên khoa đột quỵ là người tốt nhất để cho bạn biết thêm về triển vọng của tình huống của bạn. Thông tin họ cung cấp sẽ là thông tin chính xác và phù hợp nhất mà bạn có thể nhận được.

Thuốc ngăn ngừa đau tim và đột quỵ

Các thuốc thường được chỉ định để giảm nguy cơ này bao gồm: Aspirin liều thấp, statin để giảm mức cholesterol (mỡ trong máu) giảm sự hình thành các mảng xơ vữa, thuốc điều trị tăng huyết áp.

Tên thuốc: Silvasten.

  • Hoạt chất: Ezetimibe 10mg, Simvastatin 20mg .
  • Nhóm thuốc:  Điều trị rối loạn lipid máu.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Dạng viên nén.
  • Chỉ định:  Điều trị với các thuốc làm thay đổi lipid chỉ nên là một thành phần trong các biện pháp can thiệp ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch do tăng cholesterol huyết. Các thuốc làm thay đổi lipid trong máu nên được dùng để hỗ trợ cho chế độ ăn và khi đáp ứng với chế độ ăn và liệu pháp không sử dụng thuốc khác là không đầy đủ.
  • Chống chỉ định:
  • Bệnh nhân mẫn cảm với ezetimibe, simvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
  • Sử dụng chung với chất ức chế mạnh CYP3A4 (như itraconazol, ketoconazol, voriconazol, posaconazol, erythromycin,  telithromycin, clarithromycin, chất ức chế HIV protease (như nelfinavir), boceprevir, telaprevir, cyclosporin, nefazodon, gemfibrozil, danazol và các thuốc chứa cobicistat).
  • Phối hợp với diltiazem, verapamil, dronedaron.
  • Không nên sử dụng simvastatin quá 40mg khi phối hợp cùng với lomitapid.
  • Tác dụng phụ:
  • Thường gặp: Tăng CK huyết, Tăng ALT và/hoặc AST, …
  • Ít gặp: Tăng bilirubin huyết, acid uric huyết, gamma-glutamyltransferase, INR cà protein niệu; giảm cân; chóng mặt kèm đau đầu; phát ban, nổi mày đay, ngứa; đau khớp, yếu cơ, tiêu cơ vân…
Hình ảnh minh họa Silvasten
Hình ảnh minh họa Silvasten

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh đột quỵ. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ