Kiểm soát đái tháo đường trong và sau thai kỳ như thế nào?

Người bệnh đái tháo đường type 1 hoặc 2 có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nếu kiểm soát được lượng đường trong máu. Vậy kiểm soát đái tháo đường trong và sau thai kỳ như thế nào? Cùng MKT Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người bệnh đái tháo đường có thể trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh?

Hầu hết những người bệnh đái tháo đường type 1 hoặc 2 đều có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu người bệnh mắc đái tháo đường và muốn mang thai, cần đảm bảo lượng đường trong máu luôn được kiểm soát. Điều này sẽ giúp thai phụ và thai nhi giảm nguy cơ gặp các vấn đề không mong muốn trong thai kỳ.

Người bệnh nên làm trước khi mang thai?

Người bệnh đái tháo đường cần nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu mang thai. Qua đó, các bác sĩ sẽ có thể:

  • Giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Thay đổi thuốc điều trị nếu cần: Điều này đặc biệt quan trọng vì một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể không an toàn trong thai kỳ.
  • Điều trị bất kỳ vấn đề sức khoẻ khác mà người bệnh có thể gặp phải. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hơn về cách điều trị và ảnh hưởng của những vấn đề này tác đến thai kỳ.
Người bệnh đái tháo đường cần nói với bác sĩ trước khi bắt đầu mang thai
Người bệnh đái tháo đường cần nói với bác sĩ trước khi bắt đầu mang thai

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những vấn đề gì khi mang thai?

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai và sau sinh. Nồng độ đường trong máu người mẹ cao có thể dẫn:

  • Tăng nguy cơ sảy thai trong thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ dị tật cột sống hoặc tim của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Tăng khả năng sinh con thừa cân. Đây là một vấn đề quan trọng vì em bé quá lớn có thể bị thương hoặc làm tổn thương người mẹ khi sinh qua đường âm đạo. Đôi khi có các trường hợp cần phải mổ lấy thai.
  • Người mẹ có lượng đường trong máu cao vào cuối thai kỳ có thể khiến em bé có lượng đường trong máu quá thấp hoặc gặp phải các vấn đề khác ngay sau khi chào đời.
  • Nguy cơ sinh non (sinh ra trước 37 tuần) cao hơn.
  • Nguy cơ cao mắc “tiền sản giật” và “tăng huyết áp thai kỳ”: Người mẹ có huyết áp cao trong suốt thai kỳ, có thể có lượng nhiều protein trong nước tiểu. Hoặc có các vấn đề liên quan đến gan, thận, não, mắt hoặc nhau thai. Thêm vào đó, em bé có thể không phát triển tốt và nhẹ cân hơn bình thường.

Tại sao hướng điều trị đái tháo đường có thể cần phải thay đổi khi mang thai?

Hướng điều trị đái tháo đường của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Người bệnh có thể cần phải thay đổi vì:

  • Những người dùng insulin có thể cần nhiều insulin hơn trong thời kỳ mang thai.
  • Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể không an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai. Những người đang dùng các nhóm thuốc này cần ngưng và bắt đầu sử dụng insulin hoặc nhóm thuốc khác trong thai kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Những người chưa dùng thuốc điều trị đái tháo đường có thể cần bắt đầu dùng thuốc để kiểm soát đường huyết khi mang thai.

Việc mang thai còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Đôi khi, mang thai làm trầm trọng thêm bệnh lý tăng huyết áp và tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề về mắt. Bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ cho người bệnh những vấn đề này bằng cách xét nghiệm máu và nước tiểu; khám mắt; kiểm tra huyết áp thường quy.

Thai phụ cần thăm khám định kỳ để phòng ngừa biến chứng
Thai phụ cần thăm khám định kỳ để phòng ngừa biến chứng

Thai phụ mắc đái tháo đường có thể sinh thường theo đường âm đạo?

Người mẹ mắc đái tháo đường vẫn có khả năng sinh thường qua đường âm đạo. Tuy nhiên, những thai phụ này có nhiều khả năng sinh mổ hơn những thai phụ không mắc đái tháo đường.

Em bé sinh ra có khoẻ mạnh?

Nếu lượng đường trong máu của thai phụ được kiểm soát suốt thai kỳ, em bé sẽ có nhiều khả năng sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Do trẻ có mẹ mắc đái tháo thường có thể có lượng đường trong máu thấp hoặc gặp các vấn đề về hô hấp. Hầu hết các vấn đề này sẽ tự hết trong vòng 1 đến 2 ngày.

Kiểm soát đái tháo đường trong thời kỳ mang thai

Người mắc đái tháo đường type 2 đã được điều trị bằng phương pháp thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc uống thường được chỉ định insulin đường tiêm. Mặc dù một số loại thuốc đường uống (như glyburide, metformin) có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh trong thời kỳ mang thai ở một số ít thai phụ.

Phần lớn người bệnh cần được chuyển sang điều trị bằng insulin. Người bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc uống nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Việc này sẽ quyết định có nên tiếp tục dùng thuốc uống hay chuyển sang liệu pháp insulin khi mang thai.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp phù hợp
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp phù hợp

Kiểm soát đái tháo đường sau khi sinh

Sau khi sinh, người mẹ cần tiếp tục được điều trị đái tháo đường theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đang cho con bú bằng sữa mẹ, người bệnh có thể sử dụng insulin, metformin, hoặc glyburide nhằm kiểm soát đường huyết. Nếu đã ngừng hoặc không cho con bú bằng sữa mẹ, người bệnh có thể tiếp tục được điều trị như người bệnh thông thường.

Kiểm soát đái tháo đường sau sinh cũng rất quan trọng. Một số nhóm thuốc quan trọng thường được sử dụng trong điều trị đái tháo đường sau thai kỳ:

  • Nhóm insulin: Nhóm thuốc được sử dụng dưới dạng đường tiêm. Thường được chỉ định cho đái tháo đường type 1 hoặc 2, cấp cứu tăng đường huyết (hôn mê do tăng đường huyết…). Sử dụng trên cả người bệnh không hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ.
  • Nhóm thuốc đường uống: Nhóm thuốc thường được lựa chọn đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2 khi người bệnh đã NGỪNG HOẶC KHÔNG CHO CON BÚ BẰNG SỮA MẸ.
  • Nhóm thuốc biguanide: Được xem là nhóm thuốc giúp làm tăng sự nhạy cảm của các mô với insulin. Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide còn được sử dụng hiện nay.
  • Nhóm thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4): Thông qua việc ức chế enzyme DPP-4, thuốc làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian hoạt động của hai hormon GLP-1 và GIP. Qua đó, thuốc giúp tăng giải phóng insulin và giảm glucagon trong tuần hoàn. Một số thuốc trong nhóm bao gồm: vildagliptin, linagliptin, saxagliptin…

Vigorito, chứa thành phần vildagliptin, là một trong những thuốc thuộc nhóm ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4. Thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở phụ nữ sau sinh đã ngừng hoặc không cho con bú bằng sữa mẹ.

Vigorito với hoạt chất vildagliptin điều trị đái tháo đường type 2
Vigorito với hoạt chất vildagliptin điều trị đái tháo đường type 2

Tên thuốc: Vigorito

  • Hoạt chất: Vildagliptin.
  • Nhóm thuốc: Thuốc ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén chứa 50mg vildagliptin.
  • Chỉ định: Đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong điều trị đái tháo đường type 2.
  • Chống chỉ định: Chống chỉ định bệnh nhân mẫn cảm với vildagliptin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không dùng vildagliptin cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc bệnh nhân bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Thận trọng: Thận trọng trên các bệnh nhân suy thận có thẩm phân máu, suy gan nặng,…
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp bao gồm hạ glucose huyết, run, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Tham khảo thêm: Vigorito – Thuốc trị đái tháo đường type 2

Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trong và sau thai kỳ như thế nào. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị đái tháo đường chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ