Hiện nay con người có lối sống sinh hoạt không được lành mạnh, mỗi ngày mọi người đều sử dụng rất nhiều đường từ các nguồn khác nhau nạp vào cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường, về lâu dài bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ có nhiều biến chứng do đái tháo đường. Vậy làm cách nào giảm thiểu các biến chứng của đái tháo đường hãy cùng MKT PHARMA tìm hiểu nhé!
Tổng quan
Bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính với đặc trưng là nồng độ đường huyết trong máu tăng cao. Điều này có thể gây ra tổn thương trên các cơ quan của cơ thể như mắt, thận, tim mạch,… Một số biến chứng theo thời gian có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phân loại các biến chứng của bệnh đái tháo đường?
Biến chứng của bệnh đái tháo đường thường do bệnh nhân không được kiểm soát lượng đường lâu dài. Biến chứng của đái tháo đường được chia thành 2 nhóm chính:
- Biến chứng cấp tính là loại biến chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào mắc bệnh và thường cần được xử trí khẩn cấp.
- Biến chứng mạn tính là các biến chứng xuất hiện sau một thời gian mắc bệnh.
Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường
Các biến chứng của đái tháo đường cực kì nguy hiểm, nó gây nên nhiều bệnh khác nhau cho người mắc phải và để lại hậu quả nghiêm trọng. Biến chứng đái tháo đường được chia làm 2 loại:
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thông thường hay gặp ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Có thể do người bệnh có chế độ ăn không hợp lý hay sử dụng các sản phẩm rượu bia hoặc thường xuyên bỏ liều insulin.
- Hạ đường huyết: Là tình trạng mức đường huyết quá thấp (thường < 70 mg/dL). Các triệu chứng hạ đường huyết thường gặp là run rẩy, chóng mặt, đau đầu, đổ nhiều mồ hôi, đói, tim thì đập nhanh, thị lực giảm, dễ cáu gắt và da tái nhợt.
- Tăng đường huyết:
- Tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu (HHS): HHS là tình trạng cấp tính có thể đe dọa tính mạng chỉ xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tình trạng này đặc trưng bởi sự mất nước nghiêm trọng và mức đường huyết ở ngưỡng rất cao.
- Nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA): Việc thiếu hụt insulin và lượng đường trong máu cao dẫn đến sự tích tụ ceton trong cơ thể. Tương tự HHS, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính thường hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bệnh này rất phổ biến để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Những bệnh lý thường mắc phải của bệnh nhân bị biến chứng mạn tính:
- Bệnh lý tim mạch: Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ về tim mạch cao hơn người khỏe mạnh, điều này có thể dẫn tới các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay thậm chí tử vong.
- Bệnh lý về mắt: Phổ biến nhất là bệnh võng mạc do đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do các mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương, từ đó dẫn đến mất thị lực và cuối cùng là mù nếu không được điều trị. Một số bệnh lý về mắt khác liên quan đến bệnh đái tháo đường gồm: phù hoàng điểm đái tháo đường, tăng nhãn áp, và đục thủy tinh thể.
- Bàn chân đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu tới bàn chân, đồng thời làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác ngoại biên dẫn tới mất cảm nhận đau. Chính vì thế, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến chân nghiêm trọng như loét. Đây là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Trong nhiều trường hợp, biến chứng chỉ được phát hiện khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng.
- Bệnh lý thận: Bệnh đái tháo đường có thể làm thay đổi chức năng bình thường của thận. Theo thời gian, biến chứng này có thể dẫn tới bệnh thận mạn hoặc suy thận.

Các yếu tố nguy cơ mắc biến chứng của bệnh đái tháo đường
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường, những yếu tố này có thể có từ rất lâu trước khi bạn mắc đái tháo đường. Một số yếu tố như:
- Hút thuốc lá
- Thừa cân và béo phì
- Lười vận động
- Đường huyết kiểm soát kém
- Huyết áp cao
- Nồng độ cholesterol máu cao
Tham khảo thêm: Vigorito
Biện pháp phòng ngừa và trì hoãn biến chứng của bệnh đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường là một phần tất yếu trong quá trình điều trị. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể phòng ngừa một phần và trì hoãn các biến chứng này xuất hiện bằng cách áp dụng nhiều biện pháp khác nhau:
Thay đổi lối sống
Không ai khác chính bản thân mỗi chúng ta phải tự chăm lo sức khỏe cho mình. Để ngăn chặn đái tháo đường hay các biến chứng khác của nó thì chúng ta nên thực hiện các điều sau:
- Nên luyện tập thể dục phù hợp với bản thân.
- Ngưng hút thuốc.
- Giảm cân (nếu thừa cân): Áp dụng chế độ ăn phù hợp với nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, protein ít chất béo, hạn chế các thực phẩm chứa đường, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế.
Điều trị bằng thuốc
Khi mắc bệnh đái tháo đường thì cần phải tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm ngăn chặn tuyệt đối các biến chứng không nên có của bệnh tiểu đường để có một sức khỏe tốt hơn thì hãy:
- Kiểm soát mức đường huyết theo mục tiêu điều trị.
- Hãy chú trọng tới huyết áp và cholesterol máu.
Tầm soát định kỳ
Bệnh nhân đái tháo đường cần thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như tầm soát và ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Thường xuyên tự kiểm tra các bộ phận trên cơ thể để phát hiện sớm các biến chứng, thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, ví dụ: mắt nhìn mờ, bàn chân xuất hiện các vết loét,…

Một số nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
Có rất nhiều loại thuốc để điều trị đái tháo đường. Vì vậy tùy thuộc vào loại đái tháo đường bệnh nhân mắc phải (type 1 hay type 2) thì sẽ có các nhóm thuốc điều trị khác nhau.
- Đái tháo đường type 1: Cần điều trị bằng insulin. Có nhiều dạng insulin trên thị trường gồm insulin tác động ngắn, insulin tác động nhanh, insulin tác động kéo dài hoặc trung gian.
- Đái tháo đường type 2: Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp các nhóm thuốc đường uống, nếu cần thiết bác sĩ có thể kết hợp với insulin.
Một số nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường được trình bày trong bảng sau:
Thuốc Vigorito chứa thành phần là Vildagliptin thuốc nhóm thuốc ức chế DPP4 là một trong các thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường.

Tên thuốc: Vigorito
- Hoạt chất: vildagliptin
- Nhóm thuốc: Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén chứa 50mg vildagliptin
- Chỉ định: đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong điều trị đái tháo đường type 2.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với vildagliptin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không dùng vildagliptin cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoặc bệnh nhân bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
- Thận trọng: Đối với các bệnh nhân suy thận có thẩm phân máu, suy gan nặng,…
- Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm hạ glucose huyết, run, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Tham khảo thêm: Vigorito
Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trong và sau thai kỳ như thế nào. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị đái tháo đường chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.