Viêm xoang được xem là một bệnh lành tính. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng một cách đột ngột nhưng nó gây đau nhức, khó chịu cho người bị bệnh. Tuy nhiên không nguy hiểm nhưng cũng cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị để tránh các biến chứng do bệnh viêm xoang lâu dài gây ra. Cùng tham khảo một số thông tin hữu ích về căn bệnh này cùng MKT Pharma nhé!
Viêm xoang mạn tính là gì?
Xoang là các hốc xương rỗng ở hai bên hốc mũi bên trong khối sọ và mặt. Xoang được lót quanh là lớp niêm mạc. Viêm xoang xảy ra khi niêm mạc xoang bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng. Viêm xoang gây tình trạng sưng tấy, nghẹt mũi, đau ở vùng mặt, chảy mũi, cảm giác vướng ở cổ, đau rát cổ, thường hay khạc đờm, nhức đầu nhẹ.
Khi viêm xoang tái đi tái lại kéo dài trên 12 tuần thì đó là bệnh viêm xoang mạn tính. Viêm mũi xoang mãn tính là một vấn đề dai dẳng, đòi hỏi một phương pháp điều trị cụ thể.

Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính
Khi bị viêm xoang mãn tính thì người bệnh sẽ gặp ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau, các triệu chứng này có thể kéo dài trong 12 tuần. Các triệu chứng bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy dịch: Chất nhầy màu vàng, xanh hoặc nâu chảy ra từ mũi.
- Đau nhức vùng đầu, mặt hay đau hàm.
- Không thể ngửi thấy mùi, giảm mùi hoặc mất hẳn mùi.
- Ho (phổ biến hơn ở trẻ em) do chảy dịch vào thanh quản.
- Dịch nhầy của mũi khi xì hoặc khạc ra có mủ hoặc mủ đặc.
- Bị đau rát cổ và cảm thấy vướng khi nuốt, thường phải khạc nhổ hay khịt mũi
Xem thêm: Trimoxtal 875/125
Đối tượng có nguy cơ viêm xoang mạn tính
Bệnh viêm xoang mãn tính có thể gặp ở bất kỳ ai và độ tuổi nào kể cả trẻ em. Các đối tượng thường gặp của viêm xoang mãn tính bao gồm:
- Cơ địa dị ứng: Dị ứng với nấm mốc, gián, mạt nhà và lông động vật rất có thể gây ra các vấn đề về xoang.
- Người có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ như tiểu đường, nhiễm HIV).
- Người bị cảm lạnh thường xuyên mà không điều trị.
- Viêm mũi dị ứng, polyp mũi, sonde mũi dạ dày hoặc đặt nội khí quản qua mũi.
- Người hút thuốc lá hoặc ở gần những người hút thuốc.
- Người mắc bệnh xơ hóa nang, bỏng nặng phải nằm phòng hồi sức tích cực kéo dài và mắc chứng rối loạn vận động nhung mao.

Xem thêm: Trimoxtal 875/125
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm xoang mạn tính
Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm xoang mãn tính sẽ do bác sĩ lâm sàng đánh giá tình trạng của người bệnh và chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Một số các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như:
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Nhằm xác định sự hiện diện của tình trạng viêm. Tuy nhiên giá thành thường cao và phải rất thận trọng khi thực hiện ở trẻ em.
- X-quang: Cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp viêm xoang hàm trên mạn tính để loại trừ áp xe quanh răng.
- Nội soi xoang: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng có gắn camera ở đầu vào mũi và đi vào xoang, chi phí thấp, độ nhạy thấp.
- Nuôi cấy vi khuẩn: ít khi được thực hiện; chỉ được thực hiện khi điều trị kháng sinh bằng kinh nghiệm thất bại và ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc viêm xoang do nhiễm khuẩn bệnh viện.
Xem thêm: Trimoxtal 875/125
Điều trị viêm xoang mạn tính
Nguyên tắc trong điều trị viêm xoang mãn tính là người bị bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh tác nhân gây nên viêm mũi xoang. Hãy đảm bảo mũi được thông thoáng tốt và chống phù nề niêm mạc. Tuy nhiên tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:
- Steroid: Giúp giảm sưng và chất nhầy, đồng thời có thể làm teo nhỏ polyp nếu có. Có thể dùng dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mũi hoặc dạng uống.
- Thuốc sinh học điều trị bệnh polyp mũi: Là các kháng thể đơn dòng, có tác dụng làm giảm kích thước polyp mũi và cải thiện các triệu chứng viêm mũi xoang mãn tính khi sử dụng kết hợp với thuốc xịt mũi steroid.
- Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng Cefadroxil, Amoxicillin/clavulanate, Cefuroxim,… Sử dụng kéo dài thường từ 2 đến 3 tuần để điều trị triệt để nhiễm trùng xoang ở người bị viêm mũi xoang mãn tính.
- Phẫu thuật: Điều trị nội khoa thường được ưu tiên. Tuy nhiên, khi người bệnh không cải thiện cần cân nhắc phẫu thuật. Hoặc bệnh nhân có một số bất thường ở xoang mũi như lệch vẹo vách ngăn mũi. Phẫu thuật hồi phục hệ thống dẫn lưu và thanh thải chất nhầy và loại bỏ polyp, làm thông thoáng các lỗ thông xoang.
Xem thêm: Trimoxtal 875/125
Thay đổi lối sống phòng ngừa viêm xoang mạn tính
Hãy đảm bảo một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng của cơ thể. Thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính:
- Bỏ thuốc lá.
- Kiểm soát tốt các triệu chứng khi bị dị ứng. Không nên dùng các thực phẩm có thể gây dị ứng.
- Hàng ngàyvệ sinh mũi bằng nước muối. Điều này làm sạch bên trong mũi của bạn và rửa sạch các chất gây dị ứng và chất nhầy từ mũi.
- Tránh những nơi ô nhiễm và khói thuốc lá. Luôn đeo trang khi ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng.

Xem thêm: Trimoxtal 875/125
Thuốc điều trị viêm xoang mạn tính
Trong viêm xoang mãn tính, thuốc kháng sinh sử dụng để điều trị nhiễm trùng xoang. Hầu hết nhiễm trùng trong viêm xoang thường do nhiều loại vi khuẩn bao gồm vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí.
Đối với hầu hết bệnh nhân, amoxicillin-clavulanate là phác đồ đầu tay được khuyến cáo sử dụng cho viêm xoang mãn tính. Ngoài ra, các kháng sinh được lựa chọn như: cefuroxime, cefdinir, cefpodoxime, levofloxacin, moxifloxacin…
Trimoxtal 875/125, chứa thành phần Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp vùng miệng, da mô mềm…

Tên thuốc: Trimoxtal 875/125.
- Hoạt chất: Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên bao phim.
- Chỉ định:
- Bệnh nhân nhiễm trùng vùng miệng và đường hô hấp (đặc biệt trong những trường hợp nặng hay tái phát) như: Viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm thanh quản,viêm phế quản,…
- Nhiễm trùng phụ khoa và ổ bụng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đặc biệt trong những trường hợp bàng quang tái phát hoặc có biến chứng.
- Nhiễm trùng da và mô mềm: Viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết ,các vết thương hở hoặc mất mô, bị áp xe chân răng và vùng miệng do tụ cầu vàng.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các Cephalosporin và Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Những đối tượng từng bị bệnh về đường tiêu hóa. Nhiễm trùng có tăng bạch cầu đơn nhân. Nhiễm virus Herpes. Đối tượng sử dụng Allopurinol. Không cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú sử dụng thuốc này.
Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Tiêu chảy, nôn, khó tiêu, dị ứng, buồn nôn,
- Ít gặp: Phát ban đỏ, ban sát sẩn, mày đay, Nôn, buồn nôn, tiêu chảy,hội chứng Stevens – Johnson.
- Hiếm gặp: Tăng nhẹ nồng độ SGOT, bị kích động, dễ lo lắng, gây mất ngủ, thay đổi hành vi ứng xử, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, phát ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin.
Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh viêm xoang mạn tính và cách điều trị. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.