Ngày nay, rất nhiều người mắc phải tình trạng viêm tai ngoài. Viêm tai ngoài là một bệnh lý phổ biến. Bệnh này gây ra sự khó chịu, đau nhức và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm tai ngoài để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
Viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài là tình trạng vùng tai bên ngoài bị nhiễm trùng. Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài. Ống tai ngoài dẫn từ màng nhĩ đến vành tai. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tai ngoài.
Viêm tai ngoài có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ước tính có khoảng 10% số người bị viêm tai ngoài trong suốt cuộc đời của họ. Viêm tai ngoài có nhiều khả năng xảy ra vào mùa hè hơn so với mùa đông.
Điều này có thể liên quan đến việc độ ẩm xung quanh tăng lên và việc tham gia các hoạt động dưới nước ngoài trời. Đặc biệt ở những vận động viên bơi lội. [1]
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai ngoài
Nhiễm trùng tai ngoài xảy ra khi da trong ống tai bị kích thích hoặc bị trầy xước và sau đó bị nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tai ngoài là nhiễm trùng do vi khuẩn. Bên cạnh đó, nguyên nhân do nấm hoặc virus ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 10% trường hợp.
Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm, dị ứng và da liễu đều có thể dẫn đến viêm tai ngoài. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng bao gồm:
- Sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc những vật cứng ngoáy vào trong tai.
- Lấy ráy tai không đảm bảo an toàn gây trầy xước.
- Bơi lội thường xuyên: Nước đọng lại trong tai, tạo điều kiện cho vi trùng lây nhiễm.
- Đeo máy trợ thính, tai nghe hoặc nút tai có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương vùng da bên trong ống tai.
- Đổ mồ hôi nhiều, thời tiết ẩm ướt kéo dài.
- Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể dẫn đến viêm tai ngoài (ví dụ do khuyên tai hoặc hóa chất trong mỹ phẩm hoặc dầu gội).
- Các tình trạng về da cũng có thể dẫn đến viêm tai ngoài (ví dụ như bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng).
- Xạ trị trước đó có thể gây ra những thay đổi do thiếu máu cục bộ trong ống tai. Điều này làm thay đổi quá trình sản xuất ráy tai và sự di chuyển của biểu mô, dẫn đến viêm tai ngoài.
Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125
Triệu chứng của viêm tai ngoài
Một số triệu chứng của viêm tai ngoài rất dễ dàng nhận biết mà người bệnh có thể tự quan sát hằng ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm tai ngoài bao gồm:
- Đau tai, đặc biệt khi tai bị kéo hoặc di chuyển.
- Ngứa tai.
- Chảy mủ tai.
- Giảm thính lực.
- Đỏ hoặc sưng tai ngoài.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Sốt.
Các biến chứng của viêm tai ngoài
Các biến chứng của viêm tai ngoài bao gồm viêm mô tế bào quanh tai và viêm tai ngoài ác tính. Cùng xem những biểu hiện cụ thể của các biến chứng này.
Viêm mô tế bào quanh tai
Viêm mô tế bào quanh tai biểu hiện bằng sưng đỏ, phù nề và nóng vùng da xung quanh tai. Đau thường nhẹ và thường không có biểu hiện toàn thân.
Viêm tai ác tính
Viêm tai ngoài ác tính còn gọi là viêm tai ngoài hoại tử là một biến chứng nghiêm trọng. Biến chứng này có khả năng gây tử vong của viêm tai ngoài cấp tính do vi khuẩn. Phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. [2]
Bệnh xảy ra khi nhiễm trùng lan từ da đến các khoang xương và tủy của nền sọ. Chúng bao gồm năm xương – trán, xương sàng, xương bướm, thái dương và chẩm. Bệnh nhân có thể bị viêm tai ngoài ác tính nên được chuyển ngay đến bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán
Khi gặp phải các triệu chứng trên, hãy đi đến các trung tâm bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán viêm tai ngoài thường dựa vào triệu chứng, bệnh sử đặc trưng và thăm.
Phương pháp điều trị
Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau và loại bỏ nhiễm trùng. Phương pháp điều trị có thể bao gồm: Vệ sinh tai, thuốc kháng sinh, kháng viêm tại chỗ và thuốc giảm đau.
Vệ sinh tai
Làm sạch ống tai ngoài là cần thiết để giúp thuốc nhỏ tai chảy đến tất cả các khu vực bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hút hoặc dụng cụ nạo tai để làm sạch dịch tiết, ráy tai, da bong tróc và các mảnh vụn khác.
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Thuốc nhỏ tai thường được kê đơn để giảm đau và sưng do viêm tai ngoài. Điều quan trọng là phải nhỏ thuốc nhỏ tai đúng cách để thuốc đến được tới ống tai:
- Nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu về phía vai đối diện.
- Nhỏ thuốc nhỏ tai vào ống tai.
- Nằm nghiêng trong 20 phút.
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 36 đến 48 giờ kể từ khi bắt đầu điều trị. Nếu cơn đau của bạn trở nên trầm trọng hơn hoặc không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Thuốc giảm đau
Hầu hết bệnh nhân đau tai nhẹ đến trung bình sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc nhỏ tai tại chỗ. Tuy nhiên, trong đó vẫn xuất hiện một số trường hợp bệnh nhân đau nhiều và có biến chứng nặng. Lúc này có thể bổ sung các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đường uống như ibuprofen hoặc naproxen để giảm cơn đau.
Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những phương pháp điều trị của viêm tai ngoài. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà cách sử dụng thuốc kháng sinh cũng là điều cần phải lưu ý.
Đối với những bệnh nhân bị viêm tai ngoài nhẹ và trung bình
- Thuốc kháng sinh và corticosteroid tại chỗ thường có hiệu quả. Đầu tiên, tai và vùng ống tai phải được làm sạch.
- Chống chỉ định bơm nước vào tai. Kháng sinh nhỏ tai phải có tác dụng điều trị các loại vi khuẩn thường gây bệnh như S. aureus và Pseudomonas aeruginosa.
- Thuốc kháng sinh bao gồm Ciprofloxacin kết hợp với hydrocortisone hoặc neomycin/polymyxin B kết hợp hydrocortisone là những thuốc hàng đầu được ưu tiên chọn lựa.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng
Bao gồm điều trị tại chỗ và dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tùy theo mức độ nặng của bệnh. Ngoài ra, nên lấy mẫu cấy dịch dẫn từ ống tai. Kết quả vi sinh có thể giúp định hướng điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm.
Trường hợp viêm tai ngoài do nấm
Viêm tai ngoài do nấm là bệnh lý khiến người bệnh rất khó chịu và khó điều trị. Lúc này đòi hỏi phải làm sạch toàn bộ ống tai và dùng thuốc kháng nấm tại chỗ.
Cách phòng ngừa viêm tai ngoài
Để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai ngoài, bạn không sử dụng các vật dụng kim loại, sắc nhọn, ngón tay, khăn tắm để làm sạch tai. Nếu bạn bơi lội thường xuyên, các chuyên gia khuyên bạn những lời khuyên sau để giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm tai ngoài.
- Lắc tai cho khô sau khi bơi hoặc dùng máy sấy để giúp làm khô tai. Nếu bạn sử dụng máy sấy tóc, hãy đặt nó ở chế độ thấp nhất và cẩn thận để tránh bị bỏng.
- Đừng bơi ở hồ hoặc sông những nơi vệ sinh kém, hoặc nơi được cảnh báo có lượng vi khuẩn cao.
- Dùng thuốc nhỏ tai sau khi bơi để tránh nhiễm trùng tai; những thứ này có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc mà không cần toa bác sĩ.
- Đeo nút tai để ngăn nước vào tai. Giữ nút tai sạch sẽ và mua nút mới nếu nút tai của bạn quá bẩn.
Nhóm thuốc điều trị viêm tai ngoài
Đối với bệnh nhân viêm tai ngoài nặng, có viêm mô tế bào và/hoặc sốt, khuyến cáo điều trị bằng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Các kháng sinh đường uống được lựa chọn bao gồm: Levofloxacin, ciprofloxacin, cefuroxime, amoxicillin-clavulanate…
Trimoxtal 875/125 chứa thành phần Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg. Sản phẩm thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp vùng miệng, da mô mềm, nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng…

Tên thuốc: Trimoxtal 875/125.
- Hoạt chất: Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên bap phim.
- Chỉ định:
- Nhiễm trùng (đặc biệt trong những trường hợp nặng hay tái phát) như: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài,…
- Nhiễm trùng ổ bụng.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các Cephalosporin và Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Có tiền sử các bệnh về hệ tiêu hóa. Nhiễm virus Herpes. Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng Allopurinol. Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữa đang cho con bú.
- Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Dị ứng, tiêu chảy,buồn nôn nôn, khó tiêu.
- Ít gặp: Nôn, buồn nôn, ban đỏ, tiêu chảy, ban sát sẩn, hội chứng Stevens – Johnson, mày đay.
- Hiếm gặp: Tăng nhẹ nồng độ SGOT, vật vã, kích động, lo lắng, mất ngủ, thay đổi hành vi ứng xử, lý lẫn, chóng mặt, thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, mất bạch cầu hạt.
Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh viêm tai ngoài và cách phòng ngừa. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.