Nhiễm trùng đường tiết niệu có chữa được không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường xuất hiện khi vi khuẩn lên niệu đạo vào bàng quang. Và trong trường hợp viêm thận bể thận, vi khuẩn di chuyển từ niệu quản lên đến thận.  Nhiễm trùng toàn thân có thể là hậu quả của việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Định nghĩa về nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection – UTI) là nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở các bộ phận như niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Căn bệnh này cũng được phân thành 2 loại:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu trên: bao gồm viêm thận bể thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: liên quan đến bàng quang, niệu đạo.
    Tổng quan về nhiễm trùng đường tiết niệu
    Tổng quan về nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng

Sau đây là một số triệu chứng điển hình thường gặp phải khi bị nhiễm trùng tiết niệu

  • Nhiễm trùng bàng quang điển hình bao gồm: Gây tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau hoặc rát khi đi tiểu, nước tiểu có máu, đau vùng bụng dưới, nước tiểu thường đục và có thể có sốt.
  • Nhiễm trùng thận bể thận: Gồm các triệu chứng có thể giống như nhiễm trùng bàng quang, nhưng chúng cũng có thể gây ra: Sốt, rét run, đau hạ sườn (một hoặc cả hai bên hông lưng), buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Viêm niệu đạo: Xuất hiện các triệu chứng như là cảm giác buốt khi tiểu, chảy dịch niệu đạo, gặp chủ yếu ở nam giới.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Cùng MKT Pharma điểm qua một số loại vi khuẩn chính sau đây gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Escherichia coli
  • Proteus mirabilis
  • Klebsiella
  • Staphylococus saprophyticus
  • Pseudomoras aeruginosa
  • Staphylococus aureus

Ngoài những loại vi khuẩn đã được đề cập đến ở trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cụ thể như:

  • Phì đại lành tính hoặc u tuyến tiền liệt.
  • Sỏi, u bàng quang.
  • Hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu, hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Đái tháo đường.
  • Phụ nữ có thai.
  • Đặt sonde giúp dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp tại vị trí bàng quang, niệu đạo.

Chẩn đoán và điều trị

Đa số các trường hợp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu đều dựa trên các xét nghiệm lâm sàng. Sau đó các bác sĩ mới tiến hành điều trị theo một số quy trình cơ bản như sau.

Chẩn đoán

  • Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra các tế bào bạch cầu trong nước tiểu (sự hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu gợi ý nhiễm trùng).
  • Trong một số trường hợp, cần phân tích nước tiểu và/hoặc cấy nước tiểu để giúp chẩn đoán UTI. Điều này có thể xác định loại vi khuẩn gây ra UTI và xác định loại kháng sinh điều trị phù hợp.

Điều trị

  • Điều trị bằng thuốc: Nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng đều phải dùng kháng sinh. Đối với bệnh nhân tiểu buốt khó chịu, thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đến khi kháng sinh bắt đầu có tác dụng (thường là trong vòng 48 giờ). Bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp với từng bệnh nhân, dựa vào bệnh sử, tiền sử dị ứng, sự đề kháng kháng sinh tại địa phương và chi phí y tế. Các lựa chọn thuốc điển hình là: Trimethoprim/sulfamethoxazole, Nitrofurantoin, Fosfomycin.
  • Phẫu thuật (ví dụ, dẫn lưu ổ áp xe, sửa chữa vấn đề liên quan đến cấu trúc, hoặc giải quyết tình trạng tắc nghẽn): Khi có tắc nghẽn đường tiết niệu, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật để giải quyết các tình trạng này.

Các biện pháp cơ bản giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Việc phòng bệnh sẽ luôn là giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn chữa bệnh. Vì thế, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây để có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn:

  • Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế tối đa việc thụt rửa, xịt hoặc bôi phấn ở bộ phận sinh dục.
  • Đi tiểu sau quan hệ tình dục.
  • Uống nhiều nước.
  • Sử dụng vòi sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm.

Lối sống và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Để làm giảm cảm giác khó chịu khi gặp nhiễm trùng tiết niệu, bạn có thể:

  • Tuân thủ sử dụng kháng sinh theo đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng kháng sinh do người khác hướng dẫn (không phải bác sĩ).
  • Uống đủ nước hoặc tăng cường các loại nước trái cây.
  • Tăng cường vận độngThăm khám và tuân theo điều trị của bác sĩ
    Thăm khám và tuân theo điều trị của bác sĩ

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ