Tăng huyết áp và những điều cần biết

Tại Việt Nam, tình hình tăng huyết áp cũng đang trở nên nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tăng huyết áp, cùng với các nguyên nhân chính và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng mà áp lực máu trong các động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, với ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tăng huyết áp được dựa theo kết quả huyết áp đo. Bao gồm hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu: Áp lực trong động mạch khi tim co bóp để bơm máu ra ngoài. Đây là chỉ số đầu tiên được thu lại khi dòng máu được tim đẩy đi khắp cơ thể, thường được viết phía trước trong kết quả đo.
  • Huyết áp tâm trương: Áp lực trong động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp đập. Giữa mỗi nhịp đập, tim đều dành một khoảng nghỉ nhỏ giữa các lần bơm máu, nó còn được gọi là huyết áp tâm trương và viết phía sau hoặc nằm bên dưới trong kết quả đo.

Tăng huyết áp được xác định khi: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Vì vậy, cần lưu ý chỉ số để nhận biết được tăng huyết áp.

Các giai đoạn tăng huyết áp
Các giai đoạn tăng huyết áp

Phân loại tăng huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn): Chiếm đa số các trường hợp. Không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định. Thường dễ phát hiện ở người lớn tuổi.

Tăng huyết áp thứ phát: Do các bệnh lý hoặc tình trạng khác phụ thể và tình trạng sức khỏe ở mỗi bệnh nhân. Ví dụ như bệnh thận, rối loạn nội tiết, hoặc dùng thuốc.

Nguyên nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, được phân loại như sau:

Nguyên Nhân Chính (Vô Căn)

Tăng huyết áp chính thường không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng này:

Di truyền

Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ của con cái. Các gen có liên quan đến huyết áp cao có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Tuổi tác

Huyết áp thường có xu hướng tăng theo độ tuổi. Các mạch máu có thể cứng lại và mất tính đàn hồi theo thời gian, dẫn đến tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh

Tiêu thụ nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn và ít rau quả có thể làm tăng huyết áp. Lối sống ít vận động có thể làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia quá mức đều là các yếu tố nguy cơ lớn. Căng thẳng và áp lực liên tục có thể làm tăng huyết áp. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp cao.

Nguyên Nhân Thứ Phát

Tăng huyết áp thứ phát là kết quả của một tình trạng bệnh lý hoặc yếu tố bên ngoài cụ thể. Một số nguyên nhân thứ phát có thể bao gồm các yếu tố sau:

Bệnh thận

Các bệnh lý liên quan đến thận như bệnh thận mãn tính hoặc viêm cầu thận có thể làm giảm khả năng lọc máu của thận, dẫn đến tăng huyết áp.

Rối loạn nội tiết 

Các vấn đề với tuyến nội tiết như hội chứng Cushing (tăng mức cortisol trong cơ thể) hoặc bệnh tuyến giáp. Những bệnh này có thể gây ra huyết áp cao.

Tăng huyết áp do thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tránh thai, và thuốc chống trầm cảm. Những thuốc trên có thể làm tăng huyết áp.

Bệnh mạch máu

Các rối loạn mạch máu như hẹp động mạch thận. Có thể đây là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Yếu Tố Nguy Cơ Khác

Ví dụ như trường hợp thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực máu trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu tập thể dục thường xuyên có thể góp phần vào nguyên nhân gây ra. Không thể không nhắc đến tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng lượng nước trong máu. Đây là một trong số những yếu tố gây ra tăng huyết áp

Đây là những nguyên nhân tăng huyết áp phổ biến
Đây là những nguyên nhân tăng huyết áp phổ biến

Triệu chứng tăng huyết áp:

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy nhiều người không biết họ đang mắc bệnh.Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp và nhận hỗ trợ kịp thời. Một số triệu chứng có thể xuất hiện, bao gồm sau:

  • Đau đầu thường xuyên.
  • Mờ mắt hoặc nhìn thấy các điểm sáng.
  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.
    Liên hệ bác sĩ khi cần thiết
    Liên hệ bác sĩ khi cần thiết

Cách phòng ngừa tăng huyết áp

Việc phòng ngừa tăng huyết áp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch tốt. Dưới đây là một số biện pháp có thể kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe của mình.

Duy trì chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa tăng huyết áp. Để kiểm soát huyết áp, có thể áp dụng cách cách sau: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc việt là các loại thực phẩm này cung cấp chất xơ và vitamin. Hạn chế muối, ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày.Chọn thực phẩm ít béo và cholesterol, ví dụ như ưu tiên thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch. Vì vậy, tập thể dục giúp hỗ trợ kiếm soát tăng huyết áp.

Thường xuyên tập thể dục để hỗ trợ tim mạch
Thường xuyên tập thể dục để hỗ trợ tim mạch

Hạn chế uống thuốc và uống rượu bia

Các thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc có thể làm tăng huyết áp. Để bảo vệ sức khỏe:

  • Giảm lượng rượu tiêu thụ: Không vượt quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu và tăng huyết áp, vì vậy việc từ bỏ thuốc lá là rất quan trọng.
    Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa tăng huyết áp
    Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa tăng huyết áp

Theo dõi huyết áp định kỳ

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề. Lưu lại kết quả sau mỗi lần đo  để giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe.

Duy trì lối sống tích cực

Lối sống tích cực sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Sự lạc quan và tinh thần tích cực góp phần vào việc duy trì huyết áp ổn định.

Tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy luôn theo dõi huyết áp định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe.

Tham khảo thêm: Esseil 10 – Thuốc điều trị tăng huyết áp

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tăng huyết áp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi dưới bài viết này. Theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ