Tăng áp phổi – Sát thủ âm thầm

Tăng áp phổi xảy ra khi áp lực máu trong các động mạch phổi tăng cao bất thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và các biện pháp hiệu quả để quản lý và phòng ngừa tăng áp phổi.

Tổng quan

Tăng áp phổi là tình trạng tăng áp lực trong động mạch phổi, các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Nó làm giảm lưu lượng máu qua phổi dẫn đến huyết áp trong động mạch phổi tăng lên. T

riệu chứng bao gồm mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu ở ngực và ngất. PH thường được chẩn đoán chậm cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Tăng áp phổi gây tắc nghẽn mạch máu
Tăng áp phổi gây tắc nghẽn mạch máu

Phân loại tăng áp phổi

Tăng áp phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia tăng huyết áp phổi thành các nhóm dựa trên nguyên nhân của bệnh như sau:

  • Nhóm 1: Do tăng áp động mạch phổi (PAH)
  • Nhóm 2: Do bệnh tim trái. Suy tim trái làm máu ứ lại trong tim, do đó  làm tăng áp lực trong động mạch phổi
  • Nhóm 3: Do bệnh lý phổi, giảm oxy máu hoặc cả hai
  • Nhóm 4: Do tắc nghẽn động mạch phổi. Các cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu qua phổi hay còn gọi là thuyên tắc phổi. Điều này làm tăng áp lực lên tim và làm tăng áp phổi
  • Nhóm 5: Do các cơ chế khác. Ngoài ra, tăng áp phổi có thể xảy ra cùng với các tình trạng khác như rối loạn huyết học và rối loạn chuyển hóa

Các giai đoạn của tăng áp phổi

Có bốn giai đoạn chính của tăng huyết áp phổi. Các giai đoạn này dựa trên các triệu chứng xuất hiện và xét đến mức độ thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khi PH trở nên tồi tệ, dễ nhận thấy các triệu chứng thấy hơn và từ đó gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của bạn.

  • Giai đoạn 1: Không có bất kỳ triệu chứng nào
  • Giai đoạn 2: Không có triệu chứng khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số hoạt động thường ngày bao gồm các công việc gia đình và leo cầu thang bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc khó thở
  • Giai đoạn 3: Bạn vẫn có thể cảm thấy ổn khi đang nghỉ ngơi. Nhưng việc thực hiện các hoạt động bình thường trở nên khó khăn hơn nhiều bởi vì bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở
  • Giai đoạn 4: Các triệu chứng xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng trở nên nặng nề hơn khi bạn cố gắng thực hiện bất kỳ công việc bình thường nào

Điều gì làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh tăng áp phổi

Có những thói quen hay các loại tưởng chừng như vô hại nhưng lại là một trong những nguyên nhân có khả năng gây nên tăng áp phổi. Các yếu tố nguy cơ làm tiến triển tăng áp phổi bao gồm:

  • Tiếp xúc với amiăng.
  • Rối loạn đông máu hoặc tiền sử gia đình có thuyên tắc phổi.
  • Tiền sử gia đình bị tăng áp phổi.
  • Sống ở độ cao.
  • Hút thuốc.
  • Thừa cân.
  • Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc giảm cân và các loại thuốc bị cấm như cocaine hoặc methamphetamine.
  • Sử dụng một số loại thuốc theo toa để điều trị ung thư và trầm cảm.
Hút thuốc lá nguyên nhân gây tăng áp phổi
Hút thuốc lá nguyên nhân gây tăng áp phổi

Một số bệnh lý kèm theo cũng làm tăng nguy cơ bao gồm: Bệnh mô liên kết, hội chứng Down; bệnh Gaucher, bệnh tim, HIV, bệnh gan, bệnh phổi…

Làm thế nào để có thể ngăn ngừa tăng huyết áp phổi?

Không phải tất cả các trường hợp có thể ngăn ngừa tăng huyết áp phổi. Đặc biệt là khi bị bệnh do di truyền hoặc các yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để Ngăn ngừa tăng áp giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp phổi. Các bước có thể thực hiện bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: Lựa chọn bài tập an toàn và phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và các thực phẩm khác chứa nhiều muối và chất béo bão hòa.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc và sử dụng thuốc lá là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các vấn đề về tim và phổi. Việc bỏ thuốc lá không hề dễ dàng, đặc biệt nếu bạn đã hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá trong một thời gian dài. Do vậy, nếu gặp khó khăn bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế hoặc chăm sóc sức khỏe.
  • Tuân thủ dùng thuốc điều trị huyết áp và các bệnh lý khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tránh xa thuốc lá một trong những cách ngăn ngừa tăng áp phổi
Tránh xa thuốc lá một trong những cách ngăn ngừa tăng áp phổi

Tham khảo thêm: Ravenell – 62.5

Triển vọng của những người bị tăng huyết áp phổi

Triển vọng của những người bị tăng huyết áp phổi tuỳ thuộc vào từng trường hợp, mỗi người sẽ có về tình trạng bệnh không giống nhau. Những triển vọng này  phụ thuộc vào:

  • Nguyên nhân gây tăng áp phổi.
  • Được chẩn đoán sớm như thế nào.
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Một số các bệnh lý kèm theo phổi.

Tuy nhiên mỗi bệnh nhân có cách nhìn nhận khác nhau về tình trạng bệnh tật. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu thêm về tiên lượng và cách quản lý tình trạng bệnh của mình.

Nhóm thuốc điều trị tăng áp phổi

Ravenell-62.5, chứa thành phần Bosentan là một trong những thuốc điều trị tăng áp mạch phổi nhóm đối kháng thụ thể Endothelin.

Thuốc điều trị tăng áp phổi Revenell-62.5
Thuốc điều trị tăng áp phổi Revenell-62.5

Tên thuốc: Ravenell-62.5

  • Hoạt chất: Bosentan.
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị tăng áp mạch phổi nhóm đối kháng thụ thể Endothelin.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: viên nén bao phim chứa Bosentan Monohydrate 62,5mg.
  • Chỉ định: Thuốc Ravenell là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp động mạch phổi (Nhóm I theo WHO) ở bệnh nhân có các triệu chứng nhóm III hoặc IV (WHO), để cải thiện khả năng luyện tập và làm giảm tỷ lệ trường hợp xấu về lâm sàng.
  • Chống chỉ định:
  • Đối với bệnh nhân mẫn cảm với Bosentan hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, có thể mang thai.
  • Các bệnh nhân đang sử dụng cyclosporin A. Bị bệnh gan.
  • Tác dụng phụ:
  • Thường gặp: Đau đầu, phù (sưng chân, mắt cá và các triệu chứng khác của giữ dịch), đỏ bừng mặt, phản ứng quá mẫn, trào ngược dạ dày, thực quản, tiêu chảy, ngất, hồi hộp, đánh trống ngực, hạ huyết áp, nghẹt mũi.
  • Ít gặp: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu/bạch cầu trung tính, tăng men gan
  • Hiếm gặp: Sốc phản vệ và phù mạch, hoại tử gan, suy gan.

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh tăng áp phổi. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ