Rối loạn mỡ máu là tăng cholesterol, triglyceride (TG) hoặc cả hai, hoặc HDL cholesterol thấp. Nguyên nhân gây ra có thể là do di truyền hoặc do lối sinh hoạt hằng ngày kèm theo các yếu tố khác. Rối loạn mỡ máu là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu là tình trạng thay đổi bất thường các nồng độ lipid trong máu bao gồm: Cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Rối loạn mỡ máu còn gọi cách khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn lipid máu.
Rối loạn mỡ máu là thường xuất hiện kèm theo yếu tố nguy cơ của một số bệnh lý tim mạch. Chẳng hạn như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nội tiết hay chuyển hóa.

Triệu chứng và các biến chứng của bệnh rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu thường không gây triệu chứng vì nó xảy ra sau một thời gian dài mà khó có thể nhận biết được. Phần lớn triệu chứng lâm sàng chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài.
Dấu chứng đặc hiệu ở bên ngoài của rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu thường xuất hiện dấu hiệu sau một quá trình phát bệnh nhất định. Vậy nên việc xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng thường rất hiếm thấy. Người bệnh có thể phát hiện dựa theo các triệu chứng sau đây:
- Ban vàng mí mắt trên hoặc dưới.
- U vàng gân xuất hiện ở các ngón, gân achille và khớp đốt bàn ngón tay.
- U vàng dưới màng xương.
- U vàng da hoặc củ xuất hiện ở khuỷu và đầu gối.
- Dạng ban vàng lòng bàn tay.

Dấu chứng đặc hiệu nội tạng của rối loạn mỡ máu
Việc xuất hiện các dấu hiệu nội tạng này có thể được xem là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người bệnh. Một số trường hợp được biểu hiện cụ thể như sau:
- Nhiễm lipid võng mạc.
- Gan nhiễm mỡ.
- Viêm tụy cấp.
- Xơ vữa động mạch.
Các biến chứng của bệnh rối loạn mỡ máu
Nồng độ cholesterol trong máu quá cao tích tụ trên các thành động mạch, làm cho thành mạch máu trở nên xơ cứng. Từ đó, hình thành các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch gây ra các biến chứng, chẳng hạn như:
- Đau ngực: Nếu các động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị ảnh hưởng, có thể bị đau ngực (đau thắt ngực) và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.
- Đau tim: Nếu mảng xơ vữa bị rách hoặc vỡ, cục máu đông có thể hình thành tại vị trí mảng xơ vữa bị vỡ – ngăn chặn dòng máu chảy hoặc vỡ ra và làm tắc nghẽn động mạch. Hậu quả là gây ra nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ: Trường hợp các mảng xơ vữa gây tắc hẹp các động mạch tại não gây nên nhồi máu não. Nếu không nhận biết và phát hiện kịp thời hay vùng nhồi máu não quá lớn, di chứng để lại rất nặng nề, người bệnh có thể nằm liệt giường hoặc có nguy cơ tử vong.
- Bệnh ngoại biên: Mảng bám do xơ vữa cũng có thể làm hạn chế dòng máu đến các động mạch ngoại biên. Cụ thể như ở chân, bàn chân, gây nên bệnh mạch máu ngoại biên, triệu chứng đi khập khiễng, đau cách hồi, trường hợp nặng hơn phải đoạn chi.
Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ
Căn bệnh rối loạn mỡ máu liên quan đến đột biến gen dẫn đến sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải LDL hoặc HDL. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu.
- Nguyên nhân nguyên phát: Rối loạn mỡ máu tiên phát thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường do đột biến gen, có tính chất di truyền.
- Nguyên nhân thứ phát: Do lối sống tĩnh tại ít vận động, dùng nhiều bia-rượu, thức ăn giàu chất béo ví dụ mỡ động vật. Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác như: Đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm.
Chẩn đoán và điều trị
Nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài có thể gây ra các biến chứng. Từ đó, các bác sĩ bắt đầu thăm khám và đưa ra những chẩn đoán phù hợp.
Chẩn đoán
Chẩn đoán rối loạn mỡ máu được gợi ý khi có một số dấu chứng trên lâm sàng như: thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số như: tăng Cholesterol máu, tăng Triglycerid, tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol.
Phương pháp điều trị
Điều trị rối loạn mỡ máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ các phương pháp điều trị thích hợp được bác sĩ chỉ định.
- Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên. Trong đó có bao gồm tăng cường tập luyện, vận động thể lực. Đặc biệt nhất là những người làm công việc tĩnh tại cần điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.
- Điều trị bằng các nhóm thuốc giảm mỡ máu. Việc này phải được sự cho phép và theo dõi nghiêm ngặt từ phía bác sĩ hay bệnh viện trong suốt quá trình điều trị.

Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu
Việc thăm khám để tầm soát và sàng lọc sớm để phát hiện bệnh là điều vô cùng quan trọng. Từ đó có thể đưa ra kế hoạch điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc bắt đầu điều trị bằng statin. Đối tượng nên được sàng lọc và tầm soát nguy cơ rối loạn mỡ máu:
- Người cao tuổi, tăng huyết áp.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Người sử dụng thuốc lá, nghiện rượu.
- Người béo phì, lối sống ít vận động.
- Người bị suy giáp, bệnh thận mạn tính.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch vành sớm.
Cách phòng ngừa rối loạn mỡ máu
Dân gian ta có câu: ‘’Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’. Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa rối loạn mỡ máu bao gồm:
- Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý
- Tăng cường vận động-tập luyện thể lực.
- Xét nghiệm lipid máu định kỳ, nhất là đối với người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì…
- Khi đã phát hiện có rối loạn lipid máu nên điều trị sớm.
Khuyến nghị về lối sống và chế độ sinh hoạt
Vai trò của các chất dinh dưỡng luôn là sự ưu tiên hàng đầu trong việc cân bằng lối sống sinh hoạt của mọi người. Trong đó có một số khuyến nghị buộc mọi người cần tuân thủ như sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế tinh bột, hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu…,
- Giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…
- Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, trong mỡ cá….
- Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.
- Giảm cân nếu thừa cân béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.
- Thời gian tập luyện – vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành,…
Một số các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu
Các nhóm thuốc giảm mỡ máu:
- Nhóm statin (Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Pravastatin).
- Nhóm fibrate (Gemfibrozil, Fenofibrat).
- Nhóm Resin; Ezetimibe; Omega 3.
Etivas 20 chứa thành phần Simvastatin và Ezetimibe là một trong những thuốc thuộc nhóm statin dùng để trị rối loạn lipid máu.

Hoạt chất: Simvastatin 20 mg và Ezetimibe 10 mg.
Nhóm thuốc: Statin; Ezetimibe
Dạng trình bày: Viên nén
Công dụng:
- Giảm nồng độ cholesterol toàn phần.
- Cholesterol LDL (LDL-C), apolipoprotein B (app B), triglycerid cholesterol lipoprotein tỷ trọng không cao (non-HDL-C)
- Tăng cholesterol HDL (HDL-C) trong huyết tương ở bệnh nhân
- Tăng cholesterol máu tiên phát và loạn lipid huyết hỗ trợ
- Tăng cholesterol huyết di hợp tử có tính chất gia đình và không có tính chất gia đình.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh gan hoạt động hoặc transaminase gan tăng dai dẳng mà không giải thích được thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Dùng đồng thời với thuốc ức chế mạnh CYP34
- Dùng đồng thời với gemfibrozil, ciclosporin hoặc danazol.
Thận trọng: Với nhóm bệnh nhân có đối với bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ. Thuốc thuộc nhóm statin có thể gây ra các phản ứng có hại đối với hệ cơ như viêm cơ, teo cơ. Và thuốc phải đặc biệt chú ý đối với các người bệnh có yếu tố nguy cơ.
Tác dụng phụ: Đau hoặc yếu cơ không biết nguyên nhân, Sốt, mệt mỏi, Sốt, mệt mỏi, ngứa, vàng da ở mắt, đau đầu, đau khớp, mất ngủ…
Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn mỡ máu. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT PHARMA để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.