3 phút tìm hiểu về các mức phân độ suy thận

Từng phân độ suy thận có dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm tương ứng khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về từng cách điều trị.Trước khi tìm hiểu về các cấp độ suy thận, hãy cùng nhau nắm lại các thông tin tổng quát về căn bệnh suy thận.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu hiệu quả. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh lý mãn tính cho đến các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống và lối sống của mỗi người.

Suy thận thường được chia thành hai nhóm, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh. Hai nhóm đó là:

  • Suy thận cấp tính: Diễn ra khi thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột. Suy thận cấp tính thường diễn ra rất nhanh, có thể chỉ sau vài giờ, vài ngày.
  • Suy thận mạn tính: Là sự suy giảm thời lượng lọc cầu thận dưới mức trung bình cho phép, từ ba tháng trở lên, thường xuyên và không thể hồi phục lại được.

Các phân độ suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính được phân thành 5 cấp độ. Các bác sĩ thường sử dụng GFR ước đoán để chia phân độ suy thận mạn như sau:

  • Phân độ 1: GFR ước tính bình thường, GFR > 90 mL/phút;
  • Phân độ 2: GFR ước tính giảm nhẹ còn 60 – 89 mL/phút;
  • Phân độ 3: GFR ước tính khoảng từ 30 – 59 mL/phút
  • Phân độ 4: GFR ước tính giảm nặng còn 15 – 29 mL/phút;
  • Phân độ 5: GFR ước tính < 15 mL/phút.
Phân loại 5 mức suy thận mạn tính
Phân loại 5 mức suy thận mạn tính

5 phân độ suy thận mạn tính

Các cấp độ suy thận khác nhau sẽ gây ra các biến chứng kèm với mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong đó, phân độ 5 là nặng nhất và thường bệnh nhân suy thận phải lọc máu hoặc tìm kiếm giải pháp thay thận để duy trì sự sống.

Suy thận độ 1

Đây là độ suy thận nhẹ nhất làm cho người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu đã phát hiện suy thận cấp độ 1, người bệnh cần phải tập trung duy trì lối sống lành mạnh, thăm khám bác sĩ để theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên.

Suy thận độ 2

Đây cũng được xem như trong giai đoạn nhẹ, triệu chứng ít xuất hiện. Các tổn thương ở phân độ 1 và 2 thường còn mơ hồ nên rất khó phát hiện. Các biểu hiện thường gặp là chán ăn, mệt mỏi, đau thắt lưng, tiểu đêm nhiều lần, thiếu máu.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, chán ăn
Giai đoạn đầu, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, chán ăn

Suy thận độ 3

Trong phân độ này, chức năng thận dần bị suy giảm đáng kể. Các triệu chứng có thể vẫn chưa rõ ràng như đau lưng, sưng tay chân, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Điều này làm nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ rằng, họ đang mắc bệnh thông thường như mệt mỏi, chán ăn.

Ở mức độ 3 của suy thận, các bác sĩ chia thành 2 loại là 3A và 3B. Ở giai đoạn 3A, mức lọc cầu thận giảm rõ rệt khiến bệnh nhân dễ bị thiếu máu hoặc đau xương khớp. Sang 3B, khả năng lọc bị suy giảm mạnh khiến người bệnh dễ gặp nguy hiểm.

Suy thận độ 4

Ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng bắt đầu rõ ràng hơn. Chức năng lọc máu của thận bị suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như da xanh xao, thiếu máu, tăng huyết áp,…

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chất độc tích tụ trong máu. Từ đó xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù não, phù phổi, đái tháo đường. Giai đoạn này rất nguy hiểm nên bệnh nhân phải lọc máu sớm nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Suy thận độ 5

Đây là phân độ nặng nhất và nguy hiểm nhất của suy thận. Các cơ quan tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp và da đều bị nhiễm độc nặng. Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị hiệu quả giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân là chạy thận nhân tạo thường xuyên hoặc ghép thận.

Tham khảo: Thuốc hỗ trợ điều trị suy thận

Các phương pháp điều trị suy thận

Để điều trị suy thận hiệu quả, có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Các phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện phẫu thuật hoặc thay thận, và điều chỉnh chế độ ăn uống cùng lối sống. Hiểu rõ từng phương pháp giúp người bệnh chọn lựa cách điều trị phù hợp và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị suy thận bằng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Thuốc hạ huyết áp, kiểm soát đường huyết, và thuốc chống viêm thường được sử dụng. Thuốc lợi tiểu giúp giảm tích tụ chất lỏng, nhưng cần theo dõi chặt chẽ để tránh tác dụng phụ.

Phẫu thuật

Khi suy thận đến giai đoạn cuối, lọc máu hoặc ghép thận là các phương pháp cần thiết. Lọc máu thay thế chức năng thận bằng cách loại bỏ chất thải qua máy. Ghép thận là phương pháp lâu dài, yêu cầu theo dõi liên tục để đảm bảo hiệu quả điều trị. 

Tuy nhiên, sẽ rất khó để bệnh nhân có thể tìm được người cho thận phù hợp và chi phí cho việc ghép thận cũng rất cao. Ngoài ra, sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có nguy cơ đối diện với các tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Thay đổi lối sống và tuân thủ các chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống ít natri và protein giúp giảm gánh nặng cho thận và hỗ trợ điều trị. Điều chỉnh lượng nước, kali, và phốt-pho cũng rất quan trọng. Duy trì lối sống lành mạnh với tập thể dục và tránh thói quen xấu như hút thuốc là cần thiết.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thận. Người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu theo định kỳ, đặc biệt là những ai có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thận. Việc nhận biết và phát hiện sớm căn bệnh này sẽ giúp có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Luyện tập thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe
Luyện tập thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp những thắc mắc cho các bạn về những biểu hiện suy thận. Hãy theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ