Những nguy hiểm cần cảnh giác của biến chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng sức khỏe khi áp lực của máu trong động mạch tăng cao một cách liên tục. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Cùng MKT Pharma tìm hiểu về biến chứng tăng huyết áp cũng như cách phòng ngừa, điều trị sớm.

Tổng quan về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là sự gia tăng dai dẵng áp lực máu trong động mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số. Huyết áp tâm thu (áp lực máu trong động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực máu trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập). Huyết áp cao khi lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg.

Hình ảnh minh họa về tăng huyết áp
Hình ảnh minh họa về tăng huyết áp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp được phân loại thành hai loại chính là tăng huyết áp nguyên phát chiếm khoảng 90-95% và tăng huyết áp thứ phát. Cụ thể là:

  • Tăng huyết áp nguyên phát (huyết áp cao vô căn): Đây là dạng phổ biến nhất và không có nguyên nhân cụ thể. Nó phát triển dần theo thời gian và thường liên quan đến lối sống và yếu tố di truyền.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Xảy ra do một tình trạng sức khỏe khác như bệnh thận, bệnh nội tiết, hoặc tác dụng phụ của thuốc. Tăng huyết áp thứ phát có thể được điều chỉnh hoặc chữa trị khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Biến chứng tăng huyết áp lên các cơ quan

Khi huyết áp liên tục ở mức cao, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Cùng tìm hiểu các biến chứng lên các cơ quan dưới đây.

Biến chứng tim mạch

Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim. Nếu để lâu sẽ trở thành bệnh mạn tính như bệnh mạch vành, phì thất trái, thậm chí gây suy tim. Những ảnh hưởng nguy hiểm cần lưu ý lên tim mạch như:

  • Đau thắt ngực: Cảm giác đau hoặc không thoải mái ở vùng ngực, thường xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng máu giàu oxy. Áp lực máu cao có thể làm tổn thương các thành động mạch, tạo điều kiện cho sự hình thành mảng xơ vữa, giảm lưu lượng máu đến tim.
  • Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim): Khi dòng chảy cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, ngăn cản lưu lượng máu đến một phần của cơ tim. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tắc nghẽn và cơn đau tim.
  • Suy tim: Là tình trạng khi tim không còn khả năng bơm máu đủ lượng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy tim.
Đau thắt ngực là biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
Đau thắt ngực là biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Biến chứng lên thận

Tăng huyết áp có thể gây ra áp lực lớn lên các động mạch trong thận, làm giảm khả năng lọc máu. Các mạch máu trong thận bị tổn thương và hẹp lại, làm giảm lượng máu đến thận và làm giảm khả năng loại trừ các chất độc và chất thải. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận mạn tính và có thể dẫn đến suy thận.

Khi người bệnh có cả tăng huyết áp và bệnh thận, các vấn đề sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể là:

  • Cơ thể mệt mỏi: Sự tích tụ chất độc trong cơ thể do chức năng thận bị suy giảm có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và sưng phù. Nếu nặng hơn có thể tiểu ra máu, tăng nitơ trong máu.
  • Suy Thận: Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể làm gia tăng tốc độ tiến triển của bệnh thận mạn tính, dẫn đến suy thận. Suy thận là tình trạng khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng lọc máu hiệu quả, yêu cầu điều trị thay thế như lọc máu hoặc ghép thận.

Biến chứng mạch máu

Bệnh động mạch ngoại biên là tình các động mạch cung cấp máu cho tay và chân bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh, gây sự tích tụ mảng bám, thường là cholesterol. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như phình mạch, xơ vữa động mạch, vỡ thành động mạch chủ,..

Tăng huyết áp nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng lên mạch máu não. Áp lực máu cao có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong não hoặc gây tắc nghẽn, dẫn đến đột quỵ. Điều này đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần phòng ngừa, kiểm soát tình trạng tăng huyết áp để ngăn các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng võng mạc mắt

Tăng huyết áp có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng lên cơ quan mắt, dẫn đến mất thị lực nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời. Dưới đây là ba loại vấn đề về mắt phổ biến mà bệnh nhân tăng huyết áp có thể gặp phải:

  • Bệnh võng mạc do tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng cao làm thành mạch máu dày lên khiến mạch máu võng mạc bị hẹp lại. đó lưu lượng máu đến võng mạc bị giảm, dẫn đến mờ mắt hoặc mất thị lực.
  • Bệnh thần kinh thị giác: Là tình trạng khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương do giảm lưu lượng máu đến mắt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bệnh viêm màng mạch mắt: Một dạng phổ biến trong nhóm bệnh này là viêm màng mạch hình rắn, đặc trưng với sự xuất hiện của vùng màu xám-vàng dưới võng mạc. Tình trạng này thường xảy ra từ vùng quanh đĩa thị giác và có hình dạng giống như con rắn.
Tăng huyết áp không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng thị lực
Tăng huyết áp không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng thị lực

Có thể phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp được không?

Có thể phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp thông qua việc kiểm soát huyết áp hiệu quả và thay đổi lối sống. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Duy trì huyết áp ổn định: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi huyết áp thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm ít muối và chất béo.
  • Không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia.
  • Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động thể dục như đi bộ, chạy, bơi lội, hoặc đạp xe có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp. Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm. Việc giữ cân nặng ở mức bình thường có thể giúp cải thiện huyết áp.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát các bệnh lý nền như bệnh thận, tiểu đường có thể giúp kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cần bỏ hút thuốc để phòng ngừa các biến chứng tăng huyết áp
Cần bỏ hút thuốc để phòng ngừa các biến chứng tăng huyết áp

Biến chứng của tăng huyết áp có thể được phòng ngừa thông qua việc kiểm soát huyết áp hiệu quả và thay đổi lối sống. Nếu đang dùng thuốc tăng huyết áp, cần tuân thủ điều trị để hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh. Có thể phòng ngừa sớm khi có nguy cơ tăng huyết áp để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Tham khảo thêm: Tovecor Plus – Thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về những nguy hiểm và cách phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ