Những điều cần biết về rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, không giống như tuổi tác và giới tính, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ hoàn toàn có thể điều chỉnh và cải thiện. Điều chỉnh nồng độ lipid máu là một cách phòng tránh bệnh tật, đảm bảo chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ về sau.

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglyceride (TG) huyết tương, hoặc mức HDL (lipoprotein tỉ trọng cao) cholesterol thấp. Từ đó sẽ hình thành các mảng gây xơ vữa động mạch. Sự tích tụ các xơ vữa lâu ngày sẽ làm tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.

Xơ vữa tích tụ lâu ngày sẽ gây vỡ mạch máu
Xơ vữa tích tụ lâu ngày sẽ gây vỡ mạch máu

Triệu chứng

Thường không gây triệu chứng nhưng có thể gây ra bệnh về mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ,… Mức LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) cao có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Dưới lớp da, đặc biệt là ở khu vực gót chân, xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng.
  • Xung quanh giác mạc của mắt có một vòng cung màu trắng.

Ngoài ra, nồng độ triglycerides cao trên 500 mg/dL (5,65 mmol/L) có thể gây viêm tuỵ cấp. Nồng độ TG rất cao cũng có thể gây ra gan lách to, dị cảm, khó thở và lú lẫn.
Tham khảo thêm: Etivas 10 – Liệu pháp bổ trợ điều trị cholesterol toàn phần

Khối u vàng xuất hiện quanh mắt
Khối u vàng xuất hiện quanh mắt

Nguyên nhân gây lipid máu bị rối loạn

Rối loạn lipid máu có thể do di truyền (nguyên phát), lối sống và các yếu tố khác (thứ phát). Cả nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát đều góp phần gây rối loạn lipid ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ, trong tăng lipid máu kết hợp mang tính chất gia đình, biểu hiện có thể xảy ra chỉ khi có các nguyên nhân thứ phát.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm. Bao gồm: Hàm lượng lipid huyết thanh (đo mức cholesterol toàn phần, TG và cholesterol HDL, nồng độ LDL và VLDL (lipoprotein tỉ trọng rất thấp) cholesterol). Khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau, thì rối loạn lipid thường ở dạng nguyên phát:

  • Các dấu hiệu như khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da, là biểu hiện cho bệnh lý tăng cholesterol máu gia đình.
  • Mắc bệnh xơ vữa động mạch sớm (ở độ tuổi < 55 đối với nam giới, < 60 đối với phụ nữ).
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh xơ vữa động mạch sớm hoặc tăng lipid máu nặng.
  • Cholesterol huyết thanh > 190 mg/dL (> 4,9 mmol/L).

Sau khi có kết quả, sẽ có chiến lược điều trị phù hợp. Chiến lược điều trị bao gồm:

  • Bác sĩ đánh giá nguy cơ theo các tiêu chí rõ ràng.
  • Bệnh nhân điều chỉnh lối sống (ví dụ, tập thể dục, chế độ ăn).
  • Đối với LDL cholesterol cao, bệnh nhân cần sử dụng thuốc thuộc nhóm statin (simvastatin, rosuvastatin), thuốc gắn acid mật (cholestyramin, colestipol), ezetimibe, niacin, và chất ức chế PCSK9 (proprotein convertase subtilisin/kexin type 9).
  • Đối với TG cao, bệnh nhân cần dùng thuốc niacin, fibrate, axit béo omega-3.
Các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn lipid máu
Các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn lipid máu

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Rối loạn lipid máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đa số bệnh nhân sẽ không cảm nhận được triệu chứng của rối loạn lipid máu.

Thế nên nếu bạn nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng được nêu bên trên, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài ra, nếu bạn có bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường hoặc ở trạng thái béo phì, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phòng ngừa rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu có thể được phòng ngừa bằng nhiều cách. Có thể dự phòng rối loạn lipid máu bằng cách ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:

  • Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, giảm ngọt, giảm mặn; bổ sung chất béo tốt, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Thường xuyên rèn luyện.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Kiểm soát chặt chẽ các bệnh lý khác (nếu có).

Khuyến nghị về lối sống và chế độ sinh hoạt cho bệnh  nhân rối loạn lipid máu

Nếu phát hiện bị rối loạn lipid máu, người bệnh cần tích cực thay đổi và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị. Dưới đây là một vài điều bệnh nhân cần lưu ý để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tập thể dục.
  • Ngưng hút thuốc lá và thuốc lào.
  • Ngủ đủ giấc vào buổi tối.
  • Hạn chế căng thẳng.
  • Ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế uống đồ uống có cồn.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định với BMI tốt.

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Azetatin 40 với hoạt chất chính Atorvastatin và Ezetimibe điều trị rối loạn lipid máu
Azetatin 40 với hoạt chất chính Atorvastatin và Ezetimibe điều trị rối loạn lipid máu

Tên thuốc: Azetatin 40

  • Hoạt chất: Atorvastatin và Ezetimibe
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
  • Hàm lượng: Atorvastatin 40mg và Ezetimibe 10mg
  • Công dụng:
  • Điều trị tăng cholesterol máu hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp; liệu pháp giúp hỗ trợ chế độ ăn uống. Dùng khi chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác (ví dụ: tập thể dục, giảm cân) đáp ứng không đủ.
  • Điều trị tăng lipid máu nguyên phát: Làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần (total-C), LDL cholesterol (LDL-C), apolipoprotein B (Apo B), triglycerid, cholesterol tỉ trọng không cao (non-HDL-C) và để làm tăng HDL cholesterol (HDL-C) ở bệnh nhân tăng lipid máu nguyên phát (có tính gia đình dị hợp tử và không có tính gia đình) hoặc tăng lipid máu hỗn hợp.
  • Tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử (HoFH): Thuốc được chỉ định để giảm total-C và LDL-C ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử. Đây là một liệu pháp hỗ trợ cho các phương pháp điều trị làm giảm lipid máu khác (ví dụ: Phương pháp lọc huyết tương tách LDL).
  • Chống chỉ định: Chống chỉ định nếu quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không dùng bệnh gan hoạt động hoặc transaminase gan tăng dai dẳng mà không giải thích được. Không dùng cho phụ nữ có thai, có thể mang thai và cho con bú.

Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoặc điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể hiểu biết thêm về các dấu hiệu của bệnh rối loạn lipid máu. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ