Nhiễm trùng tiết niệu bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng, viêm bàng quang cấp tính có triệu chứng, viêm thận- bể thận nghiêm trọng. Vi khuẩn Escherichia coli là mầm bệnh phổ biến nhất được phân lập trong mẫu nước tiểu ở phụ nữ mang thai.
Tổng quan về nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Nnghiên cứu cho thấy rằng nhiễm trùng tiết niệu có thể dẫn đến tăng tỷ lệ sinh non, nguy cơ nhẹ cân ở thai nhi.
Hơn nữa, những biến chứng nghiêm trọng xuất hiện như nhiễm trùng huyết, đông máu nội mạch lan tỏa và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Do đó, việc nhận diện, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhiễm trùng tiết niệu là rất quan trọng ởi phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi sẽ gây ra những thay đổi về đường tiết niệu khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng. Niệu quản giãn ra do niệu quản bị chèn ép từ tử cung mang thai. Progesterone cũng có thể gây giãn cơ trơn dẫn đến giãn nở và ứ nước tiểu, tăng sự trào ngược bàng quang niệu quản.
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ cũng giống như các tác nhân gây bệnh đường tiết niệu được thấy ở những người không mang thai. Mang thai là tình trạng suy giảm miễn dịch tương đối. Sự suy giảm miễn dịch này có thể cũng là một nguyên nhân làm tăng tần suất nhiễm trùng tiết niệu trong thai kỳ.
Triệu chứng
Nhiễm trùng tiết niệu thai kỳ chia làm 3 loại: Nhiễm khuẩn không triệu chứng, viêm bàng quang và viêm thận-bể thận cấp. Do đó, các triệu chứng phụ thuộc vào loại nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai.
Viêm bàng quang là một bệnh lý phổ biến trong đường tiết niệu, gây ra bởi sự viêm nhiễm của niêm mạc bàng quang. Bệnh nhiễm trùng tiết niệu có thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi tiểu.
- Cần đi tiểu gấp hoặc đi tiểu thường xuyên hơn.
- Tiểu dắt, tiểu buốt.
- Máu trong nước tiểu.
Trường hợp viêm thận–bể thận là một tình trạng bệnh lý liên quan đến sự viêm nhiễm của các cơ quan thận trong hệ thống thận. Ngoài những triệu chứng như trên, có thể xuất hiện các biểu hiện sau:
- Sốt cao 39oC – 40oC kèm theo rét, run, mạch đập nhanh
- Đau lưng.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Viêm bể thận là một trong những lý do phổ biến nhất phải nhập viện khi mang thai. Viêm bể thận không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi như chuyển dạ và sinh non. Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và suy hô hấp cấp. Việc nhận biết và chẩn đoán kịp thời là điều cần thiết để điều trị.[1]
Điều trị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai như thế nào?
Nhiễm trùng tiết niệu được điều trị bằng kháng sinh. Các bác sĩ thường chỉ định một đợt kháng sinh kéo dài 3-7 ngày để an toàn cho mẹ và em bé.
Trong trường hợp viêm bàng quang
Trong trường hợp này sẽ có một liệu trình kháng sinh kéo dài 5-7 ngày. Bác sĩ sẽ kê toa loại kháng sinh an toàn để dùng trong thời kỳ mang thai.
Điều quan trọng là phải uống hết thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng của bạn bắt đầu cải thiện. Sau khi kết thúc đợt điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo đã sạch vi khuẩn.
Trường hợp viêm thận-bể thận
Đây là một bệnh nhiễm trùng thận có thể do vi khuẩn di chuyển từ bàng quang đến đường tiết niệu trên. Bệnh nhân mang thai nghi ngờ bị viêm bể thận nên lấy mẫu nước tiểu giữa dòng hoặc qua ống thông tiểu để phân tích nước tiểu. Sau đó soi kính hiển vi nước tiểu và nuôi cấy. Mẫu bệnh phẩm này phải được lấy trước khi bắt đầu sử dụng kháng sinh.
Trường hợp nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng
Trường hợp này cũng được khuyến nghị dùng kháng sinh. Bởi vì nếu không điều trị, vi khuẩn niệu không triệu chứng có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề với thai kỳ.
Điều trị bằng kháng sinh làm giảm nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Các lựa chọn kháng sinh đối với vi khuẩn niệu không triệu chứng cũng giống như các lựa chọn dùng để điều trị viêm bàng quang.
Các kháng sinh được cho là an toàn cho phụ nữ mang thai trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu bao gồm: Amoxicillin , erythromycin và penicillin.

Biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
Viêm thận – bể thận là một bệnh nhiễm trùng tiết niệu ảnh hưởng đến thận. Ngoài ra, đối với phụ nữ đang mang thai, nó có thể gây ra:
- Chuyển dạ sinh non.
- Nhiễm trùng nặng.
- Suy hô hấp ở người lớn.
- Thiếu máu.
- Nhiễm trùng dai dẳng.
Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125
Phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu như thế nào?
Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Các chuyên gia nghiên cứu đưa ra những lời khuyên như sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày tùy theo cân nặng.
- Thấm khô từ trước ra sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh vùng niệu đạo sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.
- Tránh thụt rửa âm đạo.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton.
- Không nên tắm bằng bồn.
- Không mặc quần quá chật.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Tránh uống rượu, thức ăn cay và đồ uống chứa caffein vì có thể gây kích ứng bàng quang.

Nhóm thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Các loại kháng sinh thông dụng – ví dụ như amoxicillin, erythromycin và penicillin – được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như ciprofloxacin, sulfamethoxazole, tetracycline hoặc trimethoprim, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trimoxtal 875/125 là một loại kháng sinh chứa Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng hô hấp vùng miệng, da mô mềm, nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng…
Tên thuốc: Trimoxtal 875/125.
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên bap phim.
- Chỉ định:
- Nhiễm trùng khu vực quanh miệng và đường hô hấp
- Nhiễm trùng ổ bụng, phụ khoa.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng da và mô mềm
- Chống chỉ định: Thuốc này không được khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin, Cephalosporin, Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không nên sử dụng cho những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, nhiễm virus Herpes, đang dùng Allopurinol, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Tác dụng phụ:
- Phổ biến nhất: Dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu.
- Ít gặp: Ban đỏ, ban sát sẩn, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson.
- Hiếm xảy ra: Tăng nhẹ nồng độ SGOT, vật vã, kích động, lo lắng, mất ngủ, thay đổi hành vi ứng xử, lý lẫn, chóng mặt, thiếu máu
Tham khảo thêm: Thuốc trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về nhiễm trùng đường tiết niệu ở Phụ nữ mang thai. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.