Nhồi máu cơ tim xuất phát từ hiện tượng động mạch vành bị tắc nghẽn, do đó căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy nhồi máu cơ tim là gì? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim? Mời bạn cùng MKT Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nhồi máu cơ tim là gì?
Tim là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Cấu tạo của tim gồm có 4 ngăn, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và máu tới các tế bào trong cơ thể bằng động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Nhồi máu cơ tim là gì? Nhồi máu cơ tim là tình trạng mà trong quá trình vận chuyển dưỡng chất, động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột khiến cơ tim không nhận đủ máu và có thể làm hoại tử cơ tim.
Thật vậy, khi một phần cơ tim bị chết dẫn đến chức năng của tim sẽ bị suy giảm, gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột tử, suy tim,…
Thực tế cho thấy rằng khi mắc bệnh nhồi máu cơ tim thì 80% nam giới có thể sống qua một năm, hơn 60% sống qua 5 năm và hơn 45% sống qua được 10 năm. Ngoài ra, nữ giới bị bệnh nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tử vong cao hơn nam giới 45%.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim là gì?
Theo một vài nghiên cứu và thực tế lâm sàng cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch vành. Tình trạng này xảy khi thành mạch có nhiều cholesterol, canxi và mảnh vỡ tế bào bám vào.
Kể từ độ tuổi 30 trở đi, mảng xơ vữa động mạch sẽ bắt đầu tích tụ và tăng dần số lượng theo độ tuổi của con người. Hơn nữa, những người có bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, sử dụng thuốc lá thì mảng xơ vữa sẽ hình thành nhiều hơn.
Khi mà các mảng xơ vữa bám lên thành mạch gây ra tình trạng bong tróc và nứt vỡ tạo cục máu đông thì sẽ làm cho làm mạch máu bị tắc nghẽn. Từ đó, các mảng xơ vữa cản trở lưu thông máu tới các cơ tim, gây tổn thương và hoại tử cơ tim dẫn đến nhồi máu cơ tim. Từ nguyên nhân trên, có thể thấy các đối tượng dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim là:
- Người bị bệnh huyết áp cao.
- Người mắc bệnh đái tháo đường.
- Những đối tượng có tiền sử bị tai biến mạch máu não.
- Người có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản giật.
- Người có tiền sử gia đình bị bệnh về động mạch vành.
- Người cao tuổi.
- Đối tượng có thói quen hút thuốc lá thường xuyên và lâu dài.
- Người béo phì.
- Người lười vận động.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Có nhiều cách để theo dõi sức khoẻ của chúng ta. Để nhận biết bản thân có mắc bệnh nhồi máu cơ tim hay không thì có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Khó thở, thở khò khè.
- Đau thắt ở ngực, đau phía sau xương ức, hơi lệch về phía tim.
- Hồi hộp.
- Buồn nôn.
- Đổ mồ hôi.
Với một số bệnh nhân là người già, người bị tiểu đường, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim.

Một số biến chứng sau nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra một số biến chứng liên quan đến sự tổn thương của cơ tim. Có 2 dạng biến chứng phổ biến của bệnh lý này là biến chứng nhồi máu cơ tim cấp và biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp
Biến chứng cấp của nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi đối tượng. Một số biến chứng cần phải lưu ý như:
- Sốc tim: Nhồi máu cơ tim có thể khiến cơ tim đột ngột mất khả năng bơm máu làm cho hơn 40% cơ tim bị tổn thương, gây sốc tim.
- Rối loạn nhịp tim: Sự tổn thương cơ tim ảnh hưởng đến tín hiệu trong cơ tim, khiến nhịp tim bị rối loạn, có thể dẫn tới đột tử tim.
- Hội chứng Dressler: Nhồi máu cơ tim có thể gây ra các phản ứng miễn dịch bất thường, dẫn đến viêm màng ngoài tim hay hội chứng Dressler.
- Ngưng tim: Là hiện tượng cơ tim ngưng hoạt động đột ngột, dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim là gì
Sau khi bị bệnh nhồi máu cơ tim thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng sau nhồi máu cơ tim là gì?
- Sốc tim: Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nhồi máu cơ tim gây ra. Sốc tim là tình trạng cơ tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả, khiến bệnh nhân bị khó thở, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong.
- Hở van 2 lá nghiêm trọng: Là tình trạng đứt dây chằng lá van, gây hở van 2 lá.
- Thủng cơ tim: Là hiện tượng thủng cơ tim ở vách liên thất, khiến thất phải và trái nối nhau.
- Thủng vách tim ở thành tự do: Là tình trạng thành tự do của cơ tim bị thủng khiến máu tràn vào màng tim.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim là gì?
Bệnh nhồi máu cơ tim cần được chẩn đoán sớm để tiến hành điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa các biến chứng sau nhồi máu cơ tim. Hãy tham khảo một số phương pháp chẩn đoán và điều trị sau:
Chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim
Để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh nhồi máu cơ tim thì có nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp bác sĩ sẽ thực hiện các cận lâm sàng như:
- Đo điện tim (ECG): Là phương pháp mang lại kết quả chẩn đoán chính xác với bệnh nhồi máu cơ tim.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu các men như Creatine Kinase, Transaminase SGOT và SGPT, Lactate Dehydrogenase.
- Xét nghiệm khác: Xét nghiệm công thức máu, chức năng thận,…
- Siêu âm tim: Bác sĩ cần siêu âm tim để kiểm tra sự bất thường của van, chuyển động tim…
- Chụp mạch vành: Bác sĩ cần can thiệp mạch vành hoặc xác định vật cản trong mạch bằng cách chụp mạch vành.
Tham khảo thêm:Điều trị nhồi máu cơ tim

Các phương pháp điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân để bác sĩ tiến hành phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 phương pháp điều trị chính cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim gồm:
- Điều trị cho bệnh nhân mới mắc nhồi máu cơ tim cấp: Với phương pháp này, bệnh nhân phải nằm bất động trên giường, thở oxy hoặc thở máy. Bác sĩ thưởng điều trị cho bệnh nhân bằng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống đông, chống ngưng kết tiểu cầu, giãn mạch,…
- Điều trị tái tưới máu cho bệnh nhân: Đây là phương pháp giúp lưu thông máu trong động mạch, giảm nguy cơ hoại tử tim, giảm tỷ lệ tử vong và bảo vệ tâm thất trái. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số phương pháp như: Sử dụng thuốc tiêu huyết khối, đặt stent vào vị trí động mạch vành bị tắc nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Để quá trình chẩn đoán và điều trị diễn ra hiệu quả nhất, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu mắc bệnh nhồi máu cơ tim.

Tham khảo thêm: Điều trị nhồi máu cơ tim
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức mà MKT Pharma cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ bệnh nhồi máu cơ tim là gì. Nếu bạn có các triệu chứng của căn bệnh này, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy theo dõi MKT Pharma ngay hôm nay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!