Người bị suy thận độ 3 có thể sống được bao lâu?

Bệnh thận mạn là một bệnh lý không hiếm. Tùy vào mức độ suy giảm chức năng thận, bệnh được chia thành các giai đoạn khác nhau. Người bị suy thận độ 3 cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh tiến triển nặng.

Tổng quan về suy thận mạn

Cứ mỗi 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh thận mạn ở các giai đoạn khác nhau trên thế giới. Bệnh thận là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm. Suy thận diễn biến âm thầm và ít biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển giai đoạn cuối.

Thận là cơ quan trọng yếu đào thải các chất ra khỏi cơ thể. Nếu thận hoạt động không hiệu quả, độ lọc cầu thận giảm và chất độc sẽ tích tụ dẫn đến suy thận. Quá trình bài tiết do đó bị ảnh hưởng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận bị suy giảm mãn tính, không phục hồi theo tháng, năm. Nguyên nhân là do tổn thương không phục hồi về số lượng và chức năng nephron (đơn vị chức năng và cấu trúc của thận). Người bị suy thận mạn giai đoạn cuối cần can thiệp bằng cách chạy hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

 

Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống
Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống

Phân loại bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn được phân loại như thế nào? Bệnh thận mạn được phân loại theo CGA:

  • Nguyên nhân (Cause).
  • Độ lọc cầu thận (GFR).
  • Albumine niệu (Albuminuria).

Suy thận độ 3 là gì? 

Chỉ số độ lọc cầu thận (GFR) là lưu lượng máu được lọc qua thận trong một khoảng thời gian nhất định. Độ lọc cầu thận được dùng để đánh giá chức năng thận trong kiểm tra sức khỏe để phát hiện các tổn thương thận sớm.

Dựa vào chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR), suy thận được chia thành 5 giai đoạn từ nhẹ (độ 1)  đến mất chức năng thận hoàn toàn (độ 5). Suy thận độ 3 được chia thành hai giai đoạn 3a và 3b như sau:

  • Suy thận độ G3a: Tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức từ 45 – 59 mL/phút/1,73m². Thận bị suy giảm chức năng từ nhẹ đến trung bình.
  • Suy thận độ G3b:  Tốc độ lọc cầu thận nằm trong mức khoảng từ 30 – 44 mL/phút/1,73m². Thận bị suy giảm chức năng từ trung bình đến nặng. 
Chỉ số GFR thấp cảnh báo bệnh thận tiến triển xấu
Chỉ số GFR thấp cảnh báo bệnh thận tiến triển xấu

Triệu chứng của suy thận độ 3 

Suy thận độ 3 có thể có các triệu chứng và biểu hiện dưới đây. Bệnh nhân sẽ bị rối loạn các hệ cơ quan kèm biểu hiện như:

  • Trên tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết,..
  • Huyết học: Thiếu máu.
  • Tiêu hóa – dinh dưỡng: Hơi thở có mùi hôi, biếng ăn, buồn nôn, viêm loét dạ dày. 
  • Thần kinh: Suy nhược, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.
  • Da: Phát ban, nổi mẩn, bệnh xơ da tiến triển.
  • Hệ tiết niệu: Tiểu tiện bất thường, nước tiểu có đạm, tiểu ra máu. 

Biến chứng của suy thận độ 3

Khi bị suy thận độ 3, bạn có nhiều nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm do tổn thương chức năng thận. Thận lúc này chỉ còn lại khoảng 40 – 50% chức năng. Các biến chứng thường gặp là tăng huyết áp, thiếu máu và bệnh lý về xương khớp. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị hoặc bệnh sẽ tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo. 

Nếu không điều trị kịp thời suy thận có thể dẫn tới tử vong
Nếu không điều trị kịp thời suy thận có thể dẫn tới tử vong

Người bị suy thận độ 3 có thể sống được bao lâu? 

Suy thận mạn tính không thể chữa trị dứt điểm. Nhưng có thể kéo dài thời gian và tăng khả năng sống sót nếu nhận biết sớm và can thiệp kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể sống đến 30 năm nếu tuân thủ điều trị tốt.

Suy thận độ 3 có cần cần chạy thận không?

Suy thận độ 3 là mức độ tương đối nặng, tuy nhiên thận vẫn chưa mất chức năng hoàn toàn. Cần tích cực điều trị bệnh thận để ngăn chặn bệnh diễn tiến đến giai đoạn 4 và 5. Một khi bệnh nhân đã tiến triển vào giai đoạn cuối, cần điều trị bằng cách chạy hoặc ghép thận. 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thận

Thông thường, người bệnh chỉ đến khám khi bệnh đã tiến triển và có triệu chứng rõ rệt. Chính vì thế, các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thận cần thực hiện tầm soát để được chẩn đoán sớm bệnh:

  • Bệnh nhân đái tháo đường.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân có tiền căn gia đình có người bị bệnh thận.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim sung huyết,…).
    Bệnh nhân xét nghiệm thấy nước tiểu có máu hoặc có đạm.
  • Bệnh nhân sử dụng các thuốc độc trên thận (NSAIDs, thuốc ung thư cisplatin, thuốc hướng thần lithium, thuốc cản quang…).
  • Bệnh nhân sinh nhẹ cân, không đủ tháng, béo phì. 

Điều trị suy thận độ 3 

Bệnh nhân suy thận cần được điều trị sớm. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ giúp kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng sang các giai đoạn sau: 

  • Thăm khám bác sĩ để có kế hoạch và phác đồ điều trị bệnh thận phù hợp.
  • Kiểm soát tốt các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa. Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, nước ngọt và đồ uống có cồn.
  • Luyện tập thể dục và rèn luyện sức khỏe điều độ. 
  • Người bệnh không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc độc thận khi không cần thiết. Tránh dùng các thuộc độc thận, các thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, thành phần. 
Cần có biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát tốc độ diễn tiến bệnh
Cần có biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát tốc độ diễn tiến bệnh

Trên đây là những chia sẻ về suy thận độ 3. Theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ