Các bệnh liên quan đến tổn thương võng mạc do đái tháo đường cần được kiểm soát và điều trị sớm. Nếu không, biến chứng của bệnh sẽ gây nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa. Cùng MKT Pharma tìm hiểu chi tiết về tình trạng mất thị lực do biến chứng đái tháo đường và cách phòng ngừa ngay sau đây.
Nguyên nhân gây mất thị lực liên quan đến đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường là một biến chứng của đái tháo đường gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong nhiều năm. Theo thời gian, tình trạng này có thể làm tổn thương các mạch máu ở võng mạc (nơi nhận hình ảnh và gửi chúng đến não). Từ đó gây ra mất thị lực liên quan đến đái tháo đường.
Những đối tượng nào nên được kiểm tra tình trạng mất thị lực liên quan đến đái tháo đường?
Các chuyên gia khuyên tất cả người bệnh đái tháo đường nên khám mắt toàn diện ít nhất 1 lần sau khi bước sang tuổi 40. Trong quá trình này hay còn gọi là “khám mắt toàn diện”, bác sĩ nhãn khoa sẽ:
- Nhìn vào phía sau mắt của bạn bằng một công cụ phóng đại để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thần kinh.
- Kiểm tra mức độ bạn nhìn rõ mọi thứ ở trung tâm tiêu cự và mức độ bạn nhìn rõ những thứ ở bên cạnh.
- Kiểm tra áp lực bên trong mắt của bạn bằng cách ấn hoặc thổi vào mắt bạn bằng một dụng cụ đặc biệt. Những người mắc bệnh tăng nhãn áp thường có quá nhiều áp lực bên trong mắt.

Những phương pháp điều trị tình trạng mất thị lực hiện nay
Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất thị lực. Một số người bị đục thủy tinh thể có thể cần phẫu thuật để thay thủy tinh thể trong mắt.
Những người mắc bệnh tăng nhãn áp có thể dùng thuốc thuốc nhỏ mắt để giảm áp lực bên trong mắt. Với một số dạng mất thị lực, việc điều trị sớm là rất quan trọng vì nó có thể ngăn ngừa tình trạng mất thị lực trầm trọng hơn.

Cách phòng ngừa mất thị lực do bệnh đái tháo đường
Tình trạng mất thị lực liên quan đến đái tháo đường có thể được phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng. Các cách phòng ngừa:
- Không hút thuốc.
- Giữ lượng đường trong máu của bạn càng gần mức bình thường càng tốt nếu bạn mắc đái tháo đường.
- Đeo kính bảo hộ hoặc các loại kính bảo vệ mắt khác khi bạn cần sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì có thể làm tổn thương mắt.
- Thay đổi chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả, ít chất béo và ít cholesterol có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

Nhóm thuốc giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
Tranagliptin 5, chứa thành phần Linagliptin, là một trong những thuốc thuộc nhóm ức chế enzyme dipeptidyl peptidase 4 dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Tên thuốc: Tranagliptin 5
Hoạt chất: Linagliptin
Nhóm thuốc: Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4. Nhóm thuốc này làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian hoạt động của hai hormone GLP-1 và GIP. Qua đó, tăng giải phóng insulin và giảm glucagon trong tuần hoàn. Khả năng giảm HbA1c của nhóm thuốc này đạt 0,5 – 0,8%.
Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim chứa 5mg Linagliptin.
Chỉ định: Điều trị đái tháo đường tuýp 2 (T2DM) ở bệnh nhân trưởng thành phối hợp chế độ ăn và tập luyện nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết.
Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân đái tháo đường tuýp I hoặc bệnh nhân đái tháo đường toan ceton (Ketoacidosis).
- Bệnh nhân bị viêm tụy.
Thận trọng: Khi dùng thuốc cần thận trọng những vấn đề sau:
- Cần thận trọng khi sử dụng linagliptin kết hợp với sulphonylurea và/hoặc insulin vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.
- Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngừng sử dụng Linagliptin; nếu đã khẳng định viêm tụy cấp, không nên bắt đầu điều trị với Linagliptin. Cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.
- Nếu nghi ngờ có bọng nước pemphigoid, cần dừng việc dùng thuốc.
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc cần thận trọng những vấn đề sau:
- Hạ đường huyết: mệt mỏi, cảm thấy đói, run rẩy, đổ mồ hôi, xanh xao, khó tập trung, nhầm lẫn.
- Tăng men gan.
- Nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng: ho, viêm họng, viêm mũi.
- Rối loạn tiêu hóa: viêm tụy (đau bụng dữ dội, nôn mửa…).
- Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch, mề đay, phát ban (hiếm gặp).
Tham khảo thêm: Tranagliptin 5
Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh võng mạc dẫn đến mất thị lực và cách phòng ngừa. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.