Thuốc Lisiplus HCT 10/12.5 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Lisinopril và Hydrochlorothiazide. Được chỉ định trong điều trị bệnh khi bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Dạng bào chế và hàm lượng
Thuốc Lisiplus HCT 10/12.5 được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh Stella Pharma Chi nhánh 1 – STELLA. Thuốc điều trị huyết áp đạt chuẩn về chất lượng theo quy định.
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 10 mg + 12.5 mg.
- Hoạt chất: Lisinopril 10 mg, Hydrochlorothiazide 12.5 mg.
- Phân loại thuốc: Thuốc điều trị tăng huyết áp.

Chỉ định
Thuốc Lisiplus HCT 10/12.5 được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở những bệnh nhân phù hợp với liệu pháp phối hợp thuốc.
Liều dùng và Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc thì cần được chỉ dẫn đầy đủ. Nếu quên cách sử dụng thì bệnh nhân có thể xem trên bao bì tuy nhiên tốt nhất vẫn nên có sự hướng dẫn bởi người có chuyên môn.
Cách dùng
Thuốc được sử dụng dùng bằng cách uống. Thuốc Lisiplus HCT 10/12.5 là thuốc kê theo toa của bác sĩ.
Liều dùng
Thuốc được sử dụng nhiều liều khác nhau. Mỗi một bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc khác nhau vậy nên cần phải tuân theo chỉ định sử dụng thuốc như sau:
- Liều dùng thuốc thông thường: Hãy sử dụng 1 viên x 1 lần/ngày. Nên uống Lisiplus HCT 10/12,5 cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu như khi dùng không đạt được kết quả điều trị mong muốn trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần ở liều điều trị này, có thể tăng liều lên 2 viên x 1 lần/ngày.
- Liều dùng cho các đối tượng đặc biệt:
- Bệnh nhân suy thận: Lisiplus HCT 10/12,5 thì không được dùng điều trị huyết áp cho bất kỳ bệnh nhân suy thận nào. Ở một số đối tượng có độ thanh thải creatinin > 30 và < 80 mL/phút, Lisiplus HCT 10/12,5 có thể được dùng nhưng chỉ sau khi đã điều chỉnh liều của từng thành phần.
- Bệnh nhân điều trị bằng thuốc lợi tiểu trước đó: Nên ngừng điều trị bằng thuốc lợi tiểu 2–3 ngày trước khi dùng Lisiplus HCT 10/12,5. Nếu không thể dừng thuốc lợi tiểu, thì hãy bắt đầu điều trị riêng lẻ với lisinopril liều 5 mg.
- Bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều ở người lớn tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng cho biết rằng hiệu quả và khả năng dung nạp của lisinopril và hydrochlorothiazide khi dùng phối hợp tương đương ở cả trên những bệnh nhân nào tăng huyết áp lớn tuổi hay trẻ tuổi.
- Bệnh Nhi: Tính an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập.
- Quên liều và cách xử trí: Trong trường hợp quên uống thuốc thì hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều kế tiếp thì bỏ liều đã quên và tiếp tục dùng liều kế tiếp. Lưu ý rằng không được uống liều gấp đôi để bù lại liều đã bị quên trước đó.

Chống chỉ định
Một số bệnh nhân bị bệnh nền hay dễ bị dị ứng thì không nên sử dụng. Thuốc Lisiplus HCT 10 mg/12,5 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với lisinopril, với bất kỳ tá dược hoặc bất kỳ thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) khác.
- Quá mẫn với hydrochlorothiazide hoặc các thuốc có dẫn xuất sulfonamide.
- Đối với những ai từng gặp tính trạng phù mạch khi điều trị bằng thuốc ức chế ACE trước đó.
- Các đối tượng bệnh nhân phù mạch do di truyền, hay phù mạch do vô căn.
- Bệnh gout.
- Tăng acid uric huyết.
- Vô niệu.
- Bệnh Addison.
- Chứng tăng calci huyết.
- Suy gan nặng.
- Suy thận nặng.
- Quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Thận trọng khi sử dụng Lisiplus HCT
Những bệnh nhân có bệnh nên khi sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý khi uống. Bởi lẽ thuốc khi vào cơ thể sẽ có các cơ chế khác nhau còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh.
- Hẹp động mạch chủ/phì đại cơ tim: Lisinopril nên được dùng thận trọng trên bệnh nhân tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái (như trường hợp hẹp động mạch chủ hoặc phì đại cơ tim).
- Ảnh hưởng đến thận: Nên theo dõi chức năng thận của bệnh nhân trong vài tuần đầu điều trị, có thể giảm liều và/hoặc ngừng lisinopril và hoặc thuốc lợi tiểu. Hẹp động mạch chủ thận, những ai có tiền sử suy thận và kết hợp với thuốc lợi tiểu thì có nguy cơ gây suy thận trong quá trình sử dụng với thuốc ức chế ACE.
- Trên bệnh nhân có bệnh nhồi máu cơ tim cấp từng bị suy thận (nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 2 mg/dL), nên xem xét dừng dùng ngay lisinopril nếu xét thấy nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 3 mg/dL hoặc gấp đôi với trị số trước khi điều trị.
- Ảnh hưởng nồng độ kali: Tăng kali huyết nhiều khi có thể xảy ra, thường thấy ở những bệnh nhân suy thận hoặc đái tháo đường đang dùng thuốc (như thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc bổ sung kali,…). Việc tăng kali ở trong máu có thể gây một số hậu quả nghiêm trọng, có thể sẽ tử vong, loạn nhịp tim.
- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết dễ xảy ra ở bệnh nhân dùng kết hợp thuốc ức chế ACE với insulin hay một vài loại trị đái tháo đường dùng đường uống, chú ý trong những tuần đầu điều trị khi mà phối hợp trên bệnh nhân suy thận.
- Ho: Ho khan, dai dẳng đã được ghi chép lại với tất cả các thuốc ức chế ACE, chấm dứt sau khi ngừng dùng thuốc.
- Phẫu thuật gây mê: Trên những bệnh nhân đang trải qua phẫu thuật hoặc trong khi gây mê có thể xảy ra hạ huyết áp.
- Nên thận trọng dùng thuốc nhóm thiazid dùng cho những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc bị bệnh gan phát triển do những thay đổi nhỏ trong cân bằng dịch hoặc điện giải có thể dẫn đến hôn mê gan.
- Ở những bệnh nhân đái tháo đường, có thể cần phải điều chỉnh liều của insulin hoặc các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết khác. Thuốc lợi tiểu thiazid có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, bệnh đái tháo đường tiềm ẩn có thể bộc lộ rõ trong quá trình điều trị với thuốc lợi tiểu thiazid.
- Tác dụng điều trị tăng huyết áp của thuốc có thể tăng lên ở người bệnh đã cắt bỏ thần kinh giao cảm. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm tăng sự bài tiết magnesi qua đường tiểu, nên dẫn đến hạ magnesi huyết. Dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid thì có thể gây tăng nồng độ cholesterol và triglycerid.
- Nó có khả năng gây ảnh hưởng tới việc lái xe và vận hành máy móc.
- Cũng như các thuốc hạ áp khác khi mà kết hợp lisinopril/hydrochlorothiazide có khả năng ảnh hưởng tới khả năng lái xe và dùng máy móc. Nhất là vào lúc bắt đầu điều trị hoặc khi mới điều chỉnh liều hoặc khi có dùng chung với rượu, nhưng những ảnh hưởng này không phải trên tất cả các bệnh nhân.
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
Đối với phụ nữ đang mang thai hay cho con bú thì không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào. Những đối tượng này cần được lưu ý đặc biệt khi cần sử dụng thuốc.
- Phụ nữ có thai:
- Không khuyến cáo dùng các thuốc ức chế ACE trong thời gian đầu của thai kỳ.
- Hydrochlorothiazide đi mà có qua nhau thai. Dựa trên cơ chế tác động dược lý của hydrochlorothiazide cho thấy: việc dùng thuốc trong thời gian đầu có thể gây ra các ảnh hưởng trên thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngưng dùng Lisiplus HCT 10 mg/12,5 mg ngay lập tức khi phát hiện có thai.
- Phụ nữ cho con bú:
- Không rõ lisinopril có phân bố vào sữa mẹ hay không, tuy nhiên hydrochlorothiazide lại có trong sữa mẹ.
- Khả năng xảy ra những phản ứng phụ nghiêm trọng của hydrochlorothiazide ở trẻ đang bú sữa mẹ, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngưng dùng Lisiplus HCT 10 mg/12,5 mg, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Tham khảo thêm: Thuốc điều trị tăng huyết áp
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Khi sử dụng thuốc Lisiplus HCT 10/12.5 hãy cẩn thận rằng bạn có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên hãy kiểm tra kỹ trước khi sử dụng để xử lí một cách nhanh nhất.
- Lisinopril:
- Thường gặp: Người dùng có đau đầu, ho khan kéo dài.
- Ít gặp: Buồn nôn, mất vị giác, tiêu chảy, hạ huyết áp, ban da, rát sẩn, mày đay có thể ngứa hoặc không, mệt mỏi, protein niệu, sốt hoặc đau khớp.
- Hiếm gặp: Phù mạch, có cảm giác tê bì, tăng kali huyết, biểu hiện lú lẫn, kích động, hoặc châm chích ở môi, tay và chân, có dấu hiệu thở ngắn, khó thở, đau ngực, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, độc với gan, vàng da, ứ mật, hoại tử gan và tổn thương tế bào, viêm tuỵ.
- Hydrochlorothiazide:
- Thường gặp: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, giảm kali trong máu, tăng acid uric huyết, tăng glucose trong máu, tăng lipid ở trong máu (ở liều cao).
- Ít gặp: Hạ huyết áp tư thế, có loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, hay bị chán ăn, táo bón, co thắt ruột, tiêu chảy, bị mày đay và phát ban, nhạy cảm ánh sáng, tụt magie, phosphat và natri trong máu ,tăng calci huyết, kiềm hóa giảm clor huyết.
- Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ khi sử dụng. Bị sốt, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu, dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, viêm mạch, ban, xuất huyết, da vàng viêm gan, bị ứ mật trong gan, viêm tụy, khó thở, viêm phổi, phù phổi, suy thận, viêm thận kẽ, liệt dương.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Lisiplus HCT 10/12.5
Hướng xử trí ADR
Khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc thì bệnh nhân hãy dừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nói cho cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn đã gặp phải khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Tương tác – Tương kỵ
Khi tiến hành cho bệnh nhân sử dụng thuốc cũng nên biết thêm về tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Nên hỏi kĩ xem bệnh nhân có đang sử dụng loại thuốc nào hay không để biết được sự tương tác – tương kỵ của nó khi kết hợp chung.
- Lisinopril:
- Thuốc lợi tiểu: Tương tác dược động, dược lý (tác dụng điều trị tăng huyết áp).
- Thuốc kháng viêm không steroid: Tương tác dược lý (tác dụng hạ huyết áp giảm, gây hư hại chức năng thận).
- Thuốc tăng kali huyết thanh: Tương tác dược lý (làm tăng kali ở trong máu), bao gồm thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc bổ sung kali, và các loại thuốc khác có thể làm tăng kali huyết thanh.
- Lithi: Tương tác dược động học (làm tăng nồng độ và độc tính của lithium).
- Thuốc điều trị đái tháo đường: Tương tác dược lý (tăng tác dụng hạ đường huyết), đặc biệt là trong tuần đầu tiên điều trị kết hợp và ở bệnh nhân suy thận.
- Thuốc cường giao cảm: Nó có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của lisinopril.
- Ciclosporin: Có thể gây nặng thêm tăng kali huyết do lisinopril.
- Estrogen: Gây ứ dịch có thể làm tăng huyết áp.
- Lisinopril có thể làm tăng nồng độ và tăng thêm độc tính của digoxin khi kết hợp.
- Hydrochlorothiazide:
- Alcohol, barbiturat hoặc narcotic: Có thể xảy ra hạ huyết áp thế đứng.
- Thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc uống và insulin): Cần phải điều chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường.
- Các thuốc hạ huyết áp khác: Tác dụng hiệp đồng hoặc tăng tiềm lực hạ huyết áp.
- Corticosteroid, ACTH: Làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết.
- Amine tăng huyết áp (như norepinephrine): Có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp nhưng không đủ để ngăn cản dùng.
- Thuốc giãn cơ xương, không khử cực (như tubocurarine): Có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
- Lithi thì không nên dùng cùng với thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và có gây tăng độc tính của lithium.
- Thuốc kháng viêm không steroid thì gồm các thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2: Ở một số bệnh nhân, thì việc dùng thuốc kháng viêm không steroid bao gồm thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu. Natri niệu và tác dụng hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu giữ kali và cả thuốc lợi tiểu thiazid.
- Quinidin: Dễ gây xoắn đỉnh, làm rung thất gây tử vong.
- Thiazid làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu, thuốc chữa bệnh gout.
- Thiazid làm tăng tác dụng của thuốc gây mê, glycosid và cả vitamin D.
- Nhựa cholestyramin và colestipol: Có tiềm năng gắn thuốc lợi tiểu thiazid, làm giảm sự hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hóa.

Quá liều và cách xử trí
Khi cơ thể xảy ra bất thường cần chú ý xem bản thân có sử dụng quá liều hay không. Nếu vô tình sử dụng quá liều khiến cho cơ thể có các biểu hiện khó chịu hãy tới thật nhanh cơ sở y tế để được xử lý.
- Triệu chứng: Các triệu chứng có liên quan đến quá liều các thuốc ức chế ACE bao gồm: hạ huyết áp, sốc tuần hoàn, rối loạn nhịp tim nhanh và chậm. Rối loạn điện giải, chóng mặt, lo lắng, suy thận, tăng thông khí.
- Xử trí:
- Hãy Truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối sinh lý. Nếu hạ huyết áp thì nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa.
- Nếu đã uống lâu, có thể xem xét việc truyền angiotensin II và/ hoặc tiêm tĩnh mạch catecholamine. Nếu mới uống, dùng các biện pháp giúp thải trừ lisinopril (như gây nôn, rửa dạ dày, dùng chất hấp phụ và natri sulfate).
- Lisinopril có thể được loại bỏ khỏi tuần hoàn chung bằng việc thẩm tách máu. Dùng máy điều hòa nhịp tim khi mà nhịp tim chậm do đề kháng với việc điều trị. Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu quan trọng và nồng độ các chất điện giải và creatinin trong huyết thanh.
- Các triệu chứng khác của quá liều hydroclorothiazid như tăng bài niệu suy giảm ý thức (có thể hôn mê), co giật, liệt, loạn nhịp tim và suy thận. Nhịp tim chậm hoặc phản ứng phó giao cảm quá mức nên được điều trị bằng atropin.
Dược lực học
Trong thuốc có 2 thành phần Lisinopril và Hydrochlorothiazide. Vậy nên dược lực học của thuốc cũng là dược lực học của 2 thành phần này:
- Lisinopril:
- Lisinopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensin II (ACE). ACE là một peptidyl dipeptidase xúc tác phản ứng chuyển angiotensin I thành angiotensin II có tác dụng co mạch. Angiotensin II còn kích thích sự tiết aldosteron của vỏ thượng thận.
- Tác động có ích của lisinopril trên bệnh tăng huyết áp và suy tim chủ yếu do ức chế hệ thống renin-angiotensin-aldosteron. Việc ức chế ACE làm giảm angiotensin II trong huyết tương dẫn đến giảm hoạt tính co mạch và giảm tiết aldosteron.
- Hydrochlorothiazide:
- Hydrochlorothiazide là thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp. Hydrochlorothiazide làm tăng bài tiết natri chloride và nước kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và chloride ở ống lượn xa. Sự bài tiết các chất điện giải khác tăng (kali và magnesi), giảm đối với calci.
- Hydrochlorothiazide cũng làm giảm hoạt tính carbonic anhydrase nên làm tăng bài tiết bicarbonat nhưng mà tác dụng này thường nhỏ so với tác dụng bài tiết CI và nó không làm thay đổi đáng kể pH nước tiểu.
- Các thiazid có tác dụng lợi tiểu mức độ vừa phải, vì khoảng 90% ion natri đã được tái hấp thu trước khi đến ống lượn xa là vị trí chủ yếu thuốc có tác dụng.
- Hydrochlorothiazide có làm hạ huyết áp, do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào. Nên trong khi dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+.
- Vì vậy tác dụng hạ huyết áp của hydrochlorothiazide thể hiện chậm sau 1–2 tuần, còn tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh ngay sau vài giờ. Hydrochlorothiazide làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp khác.
Tham khảo thêm: Lisiplus HCT 10/12.5
Dược động học
Tương tự như dược lực học thì dược động học cũng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố. Dược lực học của Lisinopril và Hydrochlorothiazide trình bày như sau:
- Lisinopril:
- Lisinopril hấp thu chậm và không hoàn toàn sau khi uống. Sự hấp thu rất khác nhau giữa các cá thể, khoảng 6–60% nhưng trung bình khoảng 25% liều dùng được hấp thu.
- Lisinopril là một diacid có sẵn hoạt tính nó không cần được chuyển hóa trong cơ thể. Nồng độ cao nhất trong huyết tương sau khoảng 7 giờ thì đạt.
- Lisinopril liên kết không đáng kể với protein huyết tương. Thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Thời gian bán hủy tích lũy sau khi uống nhiều liều ở người bệnh bình thường là 12 giờ.
- Lisinopril được loại bỏ bằng thẩm tách máu.
- Hydrochlorothiazide:
- Hydrochlorothiazide được hấp thu khá nhanh qua hệ tiêu hoá.
- Thuốc có sinh khả dụng khoảng 65–70%. Thời gian bán thải trong huyết tương trong khoảng 5–15 giờ và ưu tiên gắn kết vào hồng cầu.
- Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Hydrochlorothiazide qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ.
Độ ổn định và bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Tránh xa tầm với của trẻ em.
Theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Liên hệ tư vấn, đặt hàng quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 078 999 9007.