Hội chứng chuyển hóa – Những điều cần biết

Hội chứng chuyển hóa hay rối loạn chuyển hóa của cơ thể là một trong những vấn đề về sức khỏe vô cùng lớn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Khi mà hiện nay con người hàng ngày nạp vào cơ thể nhiều sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Tại sao nên dè chừng với căn bệnh này? Những kiến thức bổ ích về nó đã được MKT PHARMA tóm gọn trong bài viết này.

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng sức khỏe khiến một người có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch hoặc đái tháo đường tuýp 2. Để xác định hội chứng chuyển hóa, phải có ít nhất 3 trong số 5 tiêu chí sau:

Béo phì với vòng bụng to

Thuật ngữ “béo phì” để mô tả những người có “chỉ số khối cơ thể” (BMI) từ 30 trở lên. Bên cạnh đó, vòng bụng lớn dựa vào số đo vòng eo cơ thể. Định nghĩa chính xác phụ thuộc vào giới tính và nguồn gốc dân tộc của bạn.

Tăng huyết áp

Số đo huyết áp gồm 2 chỉ số, ví dụ 140/90. Chỉ số đầu là huyết áp tâm thu, là áp lực máu bên trong động mạch khi tim co bóp. Chỉ số sau gọi là huyết áp tâm trương, tức là áp lực máu bên trong động mạch của bạn khi tim thư giãn. Bạn sẽ bị tăng huyết áp nếu:

  • Huyết áp tâm thu từ 135mmHg trở lên.
  • Huyết áp tâm trương từ 85 mmHg trở lên.
  • Những ai có uống thuốc điều trị cao huyết áp.

Lượng đường trong máu cao

Các tế bào trong cơ thể bạn đều hoạt động nhờ sự góp mặt của đường. Đường đi vào tế bào nhờ vào sự trợ giúp của hormone insulin.

Nếu cơ thể tiết không đủ insulin hoặc cơ thể ngừng phản ứng với insulin, đường sẽ tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu cao được xác định khi đường huyết đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) lớn hơn hoặc bằng 100 mg/dL.

Nồng độ chất béo triglycerides cao

Triglycerides là những chất béo tồn tại trong máu và nếu nồng độ triglycerides từ 150 mg/dL thì được gọi là cao.

Chỉ số HDL-C thấp

HDL là một “cholesterol tốt” vì nếu một người có mức HDL cao sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu nồng độ HDL-C thấp chỉ số này dưới 40 mg/dL ở nam hoặc dưới 50 mg/dL ở nữ.

Cách điều trị tốt và an toàn nhất đối với tình trạng này là giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì, ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục nhiều hơn. Việc thay đổi tích cực lối sống sẽ cải thiện kích thước vòng eo, giảm nồng độ triglycerides, tăng nồng độ HDL-C, ổn định đường huyết và mức huyết áp của bạn.

Béo phì biểu hiện của rối loạn chuyển hoá
Béo phì biểu hiện của rối loạn chuyển hoá

Các xét nghiệm của hội chứng chuyển hóa

Để biết được chính xác bản thân bạn mắc hội chứng chuyển hóa hay không cần tiến hành lấy mẫu làm xét nghiệm. Các xét nghiệm liên quan đến hội chứng chuyển hóa bao gồm:

  • Đo huyết áp.
  • Để tính được chỉ số BMI thì cần có đúng số đo của chiều cao và cân nặng.
  • Đo “vòng bụng”, phần rộng nhất của bụng bằng thước dây.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra đường và lipid trong máu. Các chỉ số lipid máu bao gồm triglycerid và cholesterol (cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C…).

Các biện pháp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa

Mỗi người hàng ngày đều rất bận rộn vậy nên hãy duy trì một lối sống khoa học và chế độ ăn hợp lý giúp bạn giảm thiểu tối đa bệnh tật. Bạn có thể giảm khả năng mắc hội chứng chuyển hóa bằng cách:

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế ăn nhiều thịt hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Đi bộ hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần và nên hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không nên sử dụng thuốc lá.
Chế độ ăn hợp lý ngăn ngừa rối loạn chuyển hoá
Chế độ ăn hợp lý ngăn ngừa rối loạn chuyển hoá

Điều trị hội chứng chuyển hóa

Mục tiêu điều trị là giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và đái tháo đường. Do đó, người bệnh có thể được chỉ định thuốc để điều trị các tình trạng tạo nên hội chứng chuyển hóa.

Ngoài ra, người bệnh có thể giảm nguy cơ hơn nữa bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống như cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục nhiều hơn và giảm cân. Liệu pháp điều trị bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống

Bạn cần có chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Những chế độ ăn được khuyên áp dụng bao gồm:

  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn này có nhiều trái cây, rau, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời sử dụng dầu ô liu thay vì các chất béo khác. Chế độ này có thể giúp giảm cân, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, đồng thời cải thiện mức lipid.
  • Chế độ ăn kiêng DASH (phương pháp ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp): Chế độ ăn kiêng này cắt giảm lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn. Chế độ này bao gồm 4-5 khẩu phần mỗi loại trái cây và rau quả; 2-3 khẩu phần các sản phẩm từ sữa ít chất béo mỗi ngày. Tuân thủ chế độ DASH có thể làm giảm huyết áp, cân nặng và lượng đường trong máu của bạn, đồng thời cải thiện mức lipid.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ: Tăng cường chất xơ (ít nhất 30 gam mỗi ngày) có thể làm giảm huyết áp và cân nặng. Chất xơ thường có trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây. Nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm đóng gói có thể cho bạn biết lượng chất xơ trong mỗi khẩu phần.

Tập thể dục

Nên thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và nên duy trì mỗi ngày. Nếu bạn không thể tập thể dục trong 30 phút mỗi lần, hãy cố gắng tập thể dục trong 10 phút mỗi lần, 3 hoặc 4 lần một ngày. Đi bộ nhanh là một hình thức hoạt động thể lực tốt.

Thuốc

Các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để hạ huyết áp, lipid máu và lượng đường trong máu.

Nhóm thuốc giúp kiểm soát bệnh mắc kèm trong hội chứng chuyển hóa

Thuốc điều trị đái tháo đường

Tranagliptin 5, chứa thành phần Linagliptin, là một trong những thuốc thuộc nhóm ức chế enzyme dipeptidyl peptidase 4 dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Thuốc Tranagliptin 5 dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Thuốc Tranagliptin 5 dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Tên thuốc: Tranagliptin 5

  • Hoạt chất: Linagliptin.
  • Nhóm thuốc: Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase 4. Nhóm thuốc này làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian hoạt động của hai hormone GLP-1 và GIP. Qua đó, tăng giải phóng insulin và giảm glucagon trong tuần hoàn. Khả năng giảm HbA1c của nhóm thuốc này đạt 0,5 – 0,8%.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim chứa 5mg Linagliptin.
  • Chỉ định: Điều trị đái tháo đường typ 2 (T2DM) ở bệnh nhân trưởng thành với mục đích để kiểm soát đường huyết.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai, chuẩn bị dự định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Bệnh nhân đái tháo đường tuýp I hoặc bệnh nhân đái tháo đường toan ceton (Ketoacidosis).
  • Bệnh nhân bị viêm tụy.
  • Thận trọng:
  • Cần thận trọng khi sử dụng linagliptin kết hợp với sulphonylurea và/hoặc insulin vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.
  • Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngừng dùng Linagliptin; nếu đã khẳng định viêm tụy cấp, không nên điều trị với Linagliptin. Hãy đặc biệt để ý tới các bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.
  • Hãy dừng sử dụng thuốc khi có nghi ngờ có bọng nước pemphigoid.
  • Tác dụng phụ:
  • Hạ đường huyết: mệt mỏi, cảm thấy đói, run rẩy, đổ mồ hôi, xanh xao, khó tập trung, nhầm lẫn.
  • Tăng men gan.
  • Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: viêm mũi, viêm họng, ho.
  • Rối loạn dạ dày: viêm tụy (đau bụng dữ dội, nôn mửa…).
  • Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch, mề đay, phát ban (hiếm gặp).

Tham khảo thêm: Tranagliptin 5

Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Esseil 5, chứa thành phần Cilnidipine, là một trong những thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi dùng để điều trị tăng huyết áp.

Thuốc Esseil-5 điều trị tăng huyết áp
Thuốc Esseil-5 điều trị tăng huyết áp

Tên thuốc: Esseil 5

  • Hoạt chất: Cilnidipine.
  • Nhóm thuốc: Chẹn kênh canxi.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén chứa 5mg Cilnidipine.
  • Chỉ định: Điều trị tăng huyết áp.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn với nifedipin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc; Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ có khả năng mang thai.
  • Thận trọng: Trước khi dùng thuốc này, thông báo cho bác sĩ nếu bạn có những vấn đề sau:
  • Những đối tượng đang bị rối loạn chức năng gan.
  • Những người đã từng có phản ứng phụ nghiêm trọng với thuốc đối kháng calci.
  • Sản phẩm có chứa dầu thầu dầu nên có thể gây các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau bụng nôn mửa và tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ: Tăng enzym gan, tăng creatinin, nhức đầu, chóng mặt khi đứng lên, cứng cơ vai, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiểu dắt, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, huyết áp giảm,… Ngưng sử dụng và liên hệ để gặp bác sĩ nếu bạn có các phản ứng quá mẫn với các triệu chứng sau: ban da, mẩn đỏ, phù (mí mắt, mặt , môi, miệng và lưỡi), khó thở hoặc khó nuốt.

Tham khảo thêm: Esseil – 5

Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Azetatin 40, chứa thành phần Atorvastatin (Atorvastatin calci trihydrat) 40mg và Ezetimibe 10mg, là một trong những thuốc thuộc nhóm Statin phối hợp ezetimibe dùng để điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp.

Azelatin 40 điều trị rối loạn lipid máu
Azelatin 40 điều trị rối loạn lipid máu

Tên thuốc: Azetatin 40

  • Hoạt chất: Atorvastatin (Atorvastatin calci trihydrat) và Ezetimibe.
  • Nhóm thuốc: Statin phối hợp ezetimibe.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim chứa Atorvastatin (Atorvastatin calci trihydrat) 40mg và Ezetimibe 10mg.
  • Chỉ định:
  • Tăng cholesterol máu nguyên phát: Bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát (dị hợp tử có và không có tính chất gia đình) hoặc tăng cholesterol máu hỗn hợp kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp; Bệnh nhân không được kiểm soát cholesterol máu thích đáng với statin đơn độc; Bệnh nhân tăng cholesterol đã được điều trị bởi một thuốc statin và ezetimibe.
  • Tăng cholesterol máu do có tính chất gia đình đồng hợp tử kết hợp với chế độ ăn kiêng không hợp lý.
  • Phòng ngừa bệnh lý tim mạch: Thuốc được dùng để làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong do bệnh lý tim mạch) ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hoặc có tiền sử hội chứng mạch vành cấp.
  • Chống chỉ định:
  • Những người dễ mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan diễn biến xấu hoặc tăng men gan chưa tìm ra lý do.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc còn đang cho con bú
  • Thận trọng:
  • Kiểm tra nồng độ Cholesterol, Triglycerid, HDL, LDL định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị cũng như điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết.
  • Xem xét kỹ lưỡng khi dùng thuốc cho người bị rối loạn chức năng gan, nghiện rượu. Trước và trong quá trình sử dụng thuốc nên theo dõi chỉ số men gan.
  • Trước khi sử dụng thuốc thì nên xét nghiệm nồng độ CK máu cho các trường hợp như: các vấn đề về tuyến giáp, suy giảm chức năng thận, tiền sử bản thân hoặc gia đình di truyền các bệnh về cơ di, tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng atorvastatin hoặc fibrat trước đó, tiền sử mắc bệnh gan và/ hoặc nghiện rượu, bệnh nhân trên 65 tuổi có thể bị tiêu cơ vân.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, nhìn mờ khi sử dụng do đó cần thận trọng với người phải lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Tác dụng phụ: Khi sử dụng Azetatin 40 có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, nôn ói, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
  • Rối loạn thần kinh: Mất ngủ, cơ thể suy nhược và mệt mỏi,đau đầu, chóng mặt và mắt bị mờ.
  • Da bị ngứa, phát ban, nổi mày đay.
  • Đau mỏi cơ khớp, thậm chí viêm cơ, tiêu cơ vân, yếu cơ, gây suy thận cấp thứ phát và tăng nồng độ CK máu.
  • Tăng men gan: Men gan có thể tăng gấp 3 lần so với giới hạn bình thường, nhưng đa số trường hợp là không có triệu chứng và có khả năng hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Tham khảo thêm: Azetatin 40

Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về hội chứng chuyển hóa. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết nhiều hơn thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ