Mỗi người cần phải trang bị một số kiến thức cơ bản về bệnh viêm phổi để biết rằng viêm phổi là gì? Bản thân có thể bị viêm phổi hay không? Có những biện pháp nào để phòng và chữa căn bệnh này? Dưới đây MKT PHARMA có một bài viết ngắn gọn về bệnh viêm phổi để cho mọi người cùng tham khảo.
Tổng quan
Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là bệnh lý hô hấp cho thấy nhu mô phổi bị nhiễm trùng. Bệnh lý này được xếp trong nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, VPMPCĐ là một bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn trên thực hành lâm sàng, chiếm 12% các bệnh phổi. Bệnh cảnh lâm sàng VPMPCĐ có nhiều mức độ khác nhau. Bắt đầu từ những ca bệnh nhẹ có nhẹ đến các ca bệnh nặng như: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
Viêm phổi cộng đồng được biết đến là viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện. Dấu Điều trị bằng thuốc kháng sinh được lựa chọn theo kinh nghiệm và triệu chứng là sốt, ho, đờm, đau ngực, khó thở, thở nhanh, và nhịp tim nhanh.
Chẩn đoán bệnh này dựa vào triệu chứng lâm sàng và chụp X-quang phổi. Tuỳ thuộc vào tình trạng và theo kinh nghiệm thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là gì?
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là tình trạng phổi bị nhiễm khuẩn, phần nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Đây là tình trạng bệnh không thuộc bệnh viện, bao gồm: Viêm phế nang, viêm tổ chức kẽ của phổi, tiểu phế quản tận, ống và túi phế nang.
Các tác nhân gây viêm phổi có thể xâm nhập vào phổi theo nhiều đường khác nhau. Một vài những con đường mà các tác nhân có thể xâm nhập như sau:
- Đường hô hấp: Trong quá trình hô hấp đã hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Tiếp xúc với các vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên.
- Đường máu: Thường gặp sau nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Staphylococcus aureus, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm …
Triệu chứng
Viêm phổi có thể xảy ra ở cả người già lẫn trẻ nhỏ, tuỳ vào độ tuổi mà có thể có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng của viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người cao tuổi bao gồm:
- Sốt cao, rét run. Trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể không sốt, bệnh nhân bị bệnh có thể bị tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh > 30 lần/phút…
- Đau ngực.
- Mệt mỏi.
- Tần suất ho từ khi mới bị tới sau đó tăng dần, ban đầu ho khan, sau đó ho có đờm đặc, màu vàng, xanh hoặc màu gỉ sắt.
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc có các triệu chứng của tiêu chảy.
- Khó thở.
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy rằng trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể có dấu hiệu mắc viêm phổi như:
- Nôn mửa.
- Sốt cao, co giật.
- Ho.
- Trẻ bứt rứt, mệt mỏi.
- Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn.
- Tím tái, ngủ li bì hay rút lõm lồng ngực.

Tìm hiểu thêm: Trimoxtal 875/125
Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ
Có nhiều căn nguyên sinh vật gây ra viêm phổi cộng đồng bao gồm: vi khuẩn, virus và nấm. Tác nhân gây bệnh khác nhau tùy theo độ tuổi người bệnh và các yếu tố khác. Đối tượng dễ mắc viêm phổi cộng đồng có thể kể đến như:
- Trẻ em.
- Phụ nữ mang thai.
- Người lớn tuổi.
- Người suy giảm miễn dịch (HIV, đã được ghép tạng, người được dùng corticoid dài ngày…).
- Người mắc bệnh mãn tính.
- Người hút thuốc, nghiện rượu.

Tìm hiểu thêm: Trimoxtal 875/125
Chẩn đoán và điều trị
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán về bệnh viêm phổi. Nhờ vào sự phát triển của nền y tế nên việc chẩn đoán viêm phổi hiện nay được dễ dàng hơn đồng thời đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng dựa vào tình trạng bệnh. Tuỳ vào từng bệnh nhân khác nhau mà có các chỉ định cận lâm sàng bao gồm:
- X-quang ngực.
- Xác định mầm bệnh (nuôi cấy máu, xét nghiệm đờm xét nghiệm nước tiểu).
- Xét nghiệm máu.
- Xem xét chẩn đoán phân biệt (ví dụ: suy tim, tắc mạch phổi…).
- Đánh giá về mức độ nặng của bệnh và hãy phân thêm tầng nguy cơ.

Phương pháp điều trị
Điều trị các triệu chứng, điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, các bệnh kèm theo, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Trường hợp viêm phổi mắc phải tại cộng đồng gây ra bởi vi khuẩn, thuốc kháng sinh là loại thuốc chính được sử dụng để điều trị. Có thể sẽ phải mất thời gian để xác định được loại vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Việc chẩn đoán tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi theo kinh nghiệm căn cứ vào: (1) mức độ nặng viêm phổi: điều trị tại nhà, điều trị tại bệnh viện; (2) cơ địa bệnh nhân bao gồm: tuổi, thói quen sinh hoạt, bệnh đồng mắc (tại phổi và toàn thân).
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Khi bạn xuất hiện các triệu chứng nêu trên và nghi ngờ rằng bản thân có thể mắc bệnh viêm phổi. Hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
Mỗi cá nhân cần phải chủ động phòng tránh bệnh viêm phổi. Để phòng ngừa viêm phổi mắc phải tại cộng đồng có nhiều biện pháp khác nhau như:
Tiêm phòng
Hiện nay có rất nhiều biện pháp can thiệp để phòng tránh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng trong đó có biện pháp tiêm phòng. Tiêm phòng viêm phổi tuỳ theo độ tuổi mà có những chỉ định khác nhau như sau:
- Tiêm phòng cúm 1 năm/lần cho những người lớn hơn 50 tuổi, chỉ định ở người mắc bệnh lý tim phổi mạn tính, suy thận nặng, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
- Tiêm phòng phế cầu: Tiêm 5 năm/lần khi tiêm lần đầu với những người dưới 65 tuổi, nếu lần đầu tiêm trên 65 tuổi thì không cần nhắc lại, chỉ định cho những người mắc bệnh tim phổi mạn, dò dịch não tủy, cắt lách, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, nghiện rượu và suy giảm miễn dịch.
Vệ sinh
Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ đồng thời đảm bảo vệ sinh chung cho cộng đồng cũng là một trong những cách để phòng bệnh không chỉ viêm phổi mà cả những căn bệnh khác. Chúng ta nên:
- Chú trọng hơn việc vệ sinh tai mũi họng, răng miệng. Thường xuyên sử dụng các dung dịch có khả năng sát khuẩn để vệ sinh.
- Rửa tay thường xuyên
- Đeo khẩu trang
- Không khạc nhổ bừa bãi. Che mũi và miệng với khăn tay hoặc khăn giấy
Kiểm soát tốt các bệnh lý nền của bệnh nhân
Sau khi chuẩn đoán và biết được tình trạng của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời kết hợp khuyên bệnh nhân nên có một lối sống lành mạnh để đảm bảo quá trình điều trị được đáp ứng tốt nhất. Một số lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân viêm phổi:
- Cai thuốc lá.
- Chủ động tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh.
- Ăn uống lành mạnh, lựa chọn các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
- Hãy ngưng sử dụng các chất kích thích và rượu bia.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh căng thẳng.
Thuốc điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng bao gồm: Kháng sinh và kháng virus. Trong đó kháng sinh là liệu pháp chính. Ngoài ra, chăm sóc hỗ trợ bao gồm truyền dịch, thuốc hạ sốt (khi cần thiết cho sốt cao), thuốc giảm đau…
Việc điều trị kháng sinh cần phải dùng sớm trong 4 giờ đầu nhập viện dựa theo kinh nghiệm. Không nên kháng sinh phổ rộng nếu bệnh không quá nghiêm trọng.
Các nhóm thuốc được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, phân tầng các yếu tố nguy cơ của người bệnh, các tác nhân vi khuẩn thường gặp. Các nhóm thuốc được lựa chọn bao gồm: Betalactam + ức chế beta lactam, macrolid, quinolon hô hấp…
Trimoxtal 875/125 chứa thành phần là amoxicillin và sulbactam là một trong những thuốc thuộc nhóm betalactam + ức chế beta lactamase. Sản phẩm dùng để trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng bằng đường uống.

Trimoxtal 875/125
- Hoạt chất: Bao gồm có Amoxicillin và Sulbactam.
- Nhóm thuốc: Nằm ở kháng sinh nhóm penicillin.
- Hàm lượng: Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg.
- Công dụng: Điều trị nhiễm trùng vùng miệng và đường hô hấp (đặc biệt trong những trường hợp nặng hay tái phát) như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, trùng ổ bụng, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và mô mềm.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các Cephalosporin và Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Những ai tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Nhiễm trùng có tăng bạch cầu đơn nhân. Nhiễm virus Herpes. Đang điều trị bệnh bằng Allopurinol. Phụ nữ có đang mang thai và đang cho con bú. Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Thận trọng khi sử dụng: Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày…
Lưu ý:
Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoặc điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT PHARMA để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.