Dấu hiệu viêm phổi và nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng MKT Pharma tìm hiểu về những dấu hiệu viêm phổi cần lưu ý cũng như nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Điều này sẽ giúp bạn nhận diện sớm và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính nhu mô phổi do tác nhân vi sinh vật, điều này dẫn đến khó khăn trong việc hô hấp và trao đổi khí. Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi thường chia thành 2 loại chính là viêm phổi mắc phải trong cộng đồng và viêm phổi bệnh viện. Người già, trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch suy yếu và những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi mắc phải cộng đồng thường do nhiễm khuẩn gây ra. Một số yếu tố khác cũng có thể gây bệnh như:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus, nấm là những tác nhân chính gây viêm phổi. 
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Các bệnh mãn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, tiểu đường, suy tim,…có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người bị HIV/AIDS, người dùng thuốc ức chế miễn dịch… dễ bị nhiễm trùng. 
  • Hít phải các chất độc hại: Bụi, hóa chất, khói… có thể gây kích ứng phổi dễ gây viêm.
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phổi
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phổi

Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện hiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số ca nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt ở các khoa hồi sức cấp cứu. Các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh:

  • Những người nhập viện thường có sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng. 
  • Môi trường bệnh viện là nơi tập trung nhiều mầm bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan. 
  • Các thủ thuật y tế như đặt nội khí quản, thở máy làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Dấu hiệu viêm phổi cần lưu ý

Các triệu chứng trên có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người. Ở người già hoặc người suy giảm miễn dịch, các triệu chứng có thể không rõ ràng như sốt, thay vào đó là lú lẫn, chán ăn hoặc khó thở. Các dấu hiệu viêm phổi điển hình như:

  • Sốt cao là dấu hiệu viêm phổi phổ biến, thường kèm theo cảm giác ớn lạnh và khó chịu. Sốt có thể dao động từ nhẹ đến cao và khó giảm ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Ho là triệu chứng đặc trưng của viêm phổi, có thể là ho khan hoặc ho có đờm màu xanh, vàng. Đau ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở sâu, là dấu hiệu cảnh báo rằng phổi có thể đang bị tổn thương.
  • Cảm giác khó thở, thở gấp và thở rít khi hít vào hoặc thở ra là dấu hiệu của viêm phổi. Khó thở có thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Viêm phổi thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và làm việc.
  • Đau cơ và sưng cũng có thể xảy ra, thường là phản ứng toàn thân với nhiễm trùng.
Khó thở, đau thắt ngực là dấu hiệu viêm phổi điển hình
Khó thở, đau thắt ngực là dấu hiệu viêm phổi điển hình

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh hơn bình thường. Nhận diện những đối tượng này sẽ giúp việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phổi:

  • Người lớn tuổi: Hệ miễn dịch suy yếu theo tuổi tác, và có thể có các bệnh lý mạn tính đi kèm. Người cao tuổi dễ mắc viêm phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm, và viêm phổi có thể nghiêm trọng hơn và khó điều trị.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. Viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn so với người lớn.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, tiểu đường, suy tim…có thể gây nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Người bị HIV/AIDS, người dùng thuốc ức chế miễn dịch… dễ mắc các bệnh nhiễm trùng bao gồm viêm phổi.
  • Người hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi do vi khuẩn, virus và làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch.
Trẻ em có nguy cơ cao bị viêm phổi
Trẻ em có nguy cơ cao bị viêm phổi

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu viêm phổi trên trên hay nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan vì viêm phổi là mối nguy hiểm đe dọa trong bối cảnh làn sóng cơn bão dịch Covid-19 vừa qua.

Viêm phổi có phòng ngừa được không?

Câu trả lời là có. Viêm phổi có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng: Tiêm vaccine cúm hàng năm giúp bảo vệ chống lại các chủng virus cúm gây viêm phổi. Vaccine cúm đặc biệt quan trọng cho người cao tuổi, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay chứa cồn, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh.
  • Không nên hút thuốc: Hút thuốc làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và tổn thương phổi. Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc giúp bảo vệ phổi và giảm nguy cơ mắc viêm phổi.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Điều trị bệnh mạn tính: Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim, và bệnh phổi mạn tính để giảm nguy cơ mắc viêm phổi.
  • Tránh lây nhiễm: Tránh tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh, cúm, hoặc viêm phổi và duy trì khoảng cách hợp lý khi có dịch bệnh bùng phát.
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất nguy cơ bị viêm phổi
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất nguy cơ bị viêm phổi

Nhận diện và điều trị viêm phổi kịp thời, cùng với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu có triệu chứng nghi ngờ hoặc thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ ngay khi cần.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về dấu hiệu viêm phổi và nhóm nguy cơ cao mắc bệnh. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ