Cách điều trị và phòng ngừa viêm túi mật cấp do sỏi

Viêm túi mật cấp do sỏi là một tình trạng viêm nhiễm túi mật nguy hiểm, khi sỏi mật gây tắc nghẽn và viêm nhiễm trong túi mật. Bệnh này không chỉ gây ra cơn đau dữ dội, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị viêm túi mật cấp do sỏi để bảo vệ sức khỏe và tránh những rủi ro đáng tiếc.

Tổng quan về viêm túi mật cấp do sỏi

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê nằm ở phía bên phải của bụng, bên dưới gan. Túi mật chứa dịch mật được tiết vào ruột non.Viêm túi mật là tình trạng viêm nhiễm túi mật. Sỏi mật làm tắc ống dẫn túi mật gây viêm túi mật. [1]

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật và thường phát triển ở những bệnh nhân có tiền sử sỏi mật. Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như hoại tử hoặc thủng túi mật, đôi khi đe dọa tính mạng. Điều trị viêm túi mật thường liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Nguyên nhân

Sỏi được hình thành là do dịch mật lắng lại, thường hình thành ở đáy túi mật. Sỏi có thành phần là chất béo kết hợp với canxi và các sắc tố mật, đặc và cứng lên theo thời gian. Kích thước của sỏi mật có thể nhỏ hoặc lớn. Sỏi mật làm tắc ống dẫn mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm túi mật mãn tính và cấp tính.

Viêm nhân gây ra túi mật chủ yếu là sỏi túi mật
Viêm nhân gây ra túi mật chủ yếu là sỏi túi mật

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm túi mật cấp do sỏi thường rất dễ dàng nhận biết khi cơ thể biến đổi. Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Đau dữ dội, và từng cơn ở vùng thượng vị hoặc góc phần tư phía trên bên phải của bụng, thường xảy ra sau khi ăn hoặc xuất hiện vào ban đêm.
  • Cơn đau lan đến vai phải hoặc lưng.
  • Đau bụng khi chạm vào.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt.

Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125

Chẩn đoán

Viêm túi mật do sỏi thường gây ra cơn đau quặn bụng ở hạ sườn phải, có thể kèm sốt, buồn nôn và nôn… Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác cần thêm xét nghiệm máu và các chẩn đoán hình ảnh bao gồm: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT).

Viêm túi mật thường gây ra những cơn đau bụng quằn quại
Viêm túi mật thường gây ra những cơn đau bụng quằn quại

Trong đó, siêu âm được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán. Siêu âm phát hiện sỏi mật ở khoảng 98% bệnh nhân. Lúc này thành túi mật dày lên (lớn hơn 4 đến 5 mm), dịch quanh túi mật hoặc phù nề.

Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp chụp X-quang nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng mặc dù đã siêu âm. Chụp cắt lớp vi tính bụng (CT) và chụp cộng hưởng từ đường mật tụy (MRCP) thường không được yêu cầu. Tuy nhiên có thể được thực hiện ở những bệnh nhân nghi ngờ có biến chứng hoặc để loại trừ các chẩn đoán khác.

Các biến chứng của viêm túi cấp do sỏi

Viêm túi mật là tình trạng vô cùng nguy hiểm, vì vậy mà việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tránh xuất hiện các biến chứng. Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Viêm túi mật hoại tử
  • Thủng túi mật
  • Viêm túi mật sinh hơi
  • Rò túi mật
  • Tắc ruột do sỏi mật

Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125

Điều trị viêm túi mật cấp do sỏi như thế nào?

Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức tại bệnh viện. Điều trị bao gồm truyền dịch, giảm đau và sử dụng thuốc kháng sinh. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật chứa sỏi thường được cân nhắc và đánh giá bởi bác sĩ. Nếu không được điều trị, viêm túi mật cấp tính có thể dẫn đến vỡ túi mật, đe dọa tính mạng. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Kiểm soát cơn đau: Giảm đau ở bệnh nhân viêm túi mật cấp, thường lựa chọn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc opioid.
  • Thuốc kháng sinh: Để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc lựa chọn phác đồ kháng sinh dựa theo tình hình vi sinh thực tế của địa phương. Thời gian điều trị bằng kháng sinh thường được điều chỉnh tùy theo tình trạng lâm sàng.
  • Nhịn ăn: Giúp túi mật đang bị viêm được nghỉ ngơi.
  • Truyền dịch tĩnh mạch.
  • Dẫn lưu túi mật. Trong một số trường hợp, dẫn lưu túi mật cũng được đề xuất cho những bệnh nhân không phẫu thuật có biểu hiện bệnh tiến triển hoặc không có cải thiện lâm sàng đáng kể sau một đến ba ngày điều trị bằng kháng sinh. Dẫn lưu túi mật làm giảm áp lực của mật hoặc mủ từ túi mật. Dẫn lưu túi mật có thể được thực hiện thông qua phương pháp qua da hoặc nội soi.
  • Phẫu thuật cắt túi mật: Phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm túi mật do sỏi là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Sau khi cắt bỏ túi mật, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non thay vì được lưu trữ trong túi mật. Ngay cả khi không có túi mật, bạn vẫn có thể tiêu hóa thức ăn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm túi mật do sỏi
Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh viêm túi mật do sỏi

Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125

Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu như thế nào?

Với một căn bệnh nguy hiểm như vậy thì việc phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Để giảm nguy cơ viêm túi mật do sỏi, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Giảm cân từ từ (<1,5 kg mỗi tháng). Giảm cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng. Để đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng, hãy giảm lượng calo và tăng cường hoạt động thể chất.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Để giảm nguy cơ, hãy chọn chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Tham khảo thêm: Trimoxtal 875/125

Nhóm thuốc điều trị viêm túi mật cấp do sỏi

Đối với những bệnh nhân mắc viêm túi mật cấp do sỏi phức tạp, cần dùng kháng sinh phổ rộng đường tiêm tĩnh mạch. Những bệnh nhân bị viêm đường mật và viêm túi mật cấp tính có thể dung nạp được việc ăn uống bằng liệu pháp kháng sinh đường uống. Tùy thuộc vào mô hình nhạy cảm của các sinh vật tại địa phương, các thuốc kháng sinh đường uống như fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin hoặc moxifloxacin), amoxicillin/acid clavulanic hoặc cephalosporin cũng có thể được sử dụng.

Trimoxtal 875/125 là một trong những nhóm thuốc có thể góp phần làm giảm tình trạng này. Sản phẩm chứa thành phần Amoxicillin 875mg và Sulbactam 125mg, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng…

Tên thuốc: Trimoxtal 875/125.

  • Hoạt chất: Sulbactam 125mg và Amoxicillin 875mg.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: Viên bap phim.
  • Chỉ định:
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đặc biệt trong những trường hợp bàng quang tái phát hoặc có biến chứng.
  • Viêm túi mật cấp do sỏi.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc các Cephalosporin và Sulbactam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Tác dụng phụ:
  • Thường gặp: Buồn nôn, khó tiêu.
  • Ít gặp: Dị ứng, ban đỏ, ban sát sẩn, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson.
  • Hiếm gặp: Tăng nhẹ nồng độ SGOT, vật vã, kích động, lo lắng, mất ngủ, thay đổi hành vi ứng xử, lý lẫn, chóng mặt, thiếu máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, mất bạch cầu hạt.
Trimoxtal 875/125 góp phần phòng ngừa viêm túi mật
Trimoxtal 875/125 góp phần phòng ngừa viêm túi mật

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về chẩn đoán và điều trị viêm túi mật cấp do sỏi. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ