Bệnh võng mạc đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Võng mạc đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mắt, khi bị tổn thương có thể gây suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa. Đặc biệt các tổn thương võng mạc do đái tháo đường gây ra là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Cùng MKT Pharma tìm hiểu chi tiết về tình trạng bệnh ngay sau đây.

Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một vấn đề về mắt có thể dẫn đến suy giảm thị lực và thậm chí gây mù lòa. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc đái tháo đường và không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường

Hầu hết những người mắc bệnh võng mạc đái tháo đường không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Đây cũng là giai đoạn mà việc điều trị có tác động tốt nhất.

Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần được kiểm tra và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt nếu có. Từ đó, các bác sĩ có thể tối ưu điều trị để bảo vệ mắt trước khi thị lực bị tổn hại. Các triệu chứng của bệnh:

  • Nhìn mờ.
  • Nhìn thấy đốm đen hoặc các đốm di động trên hình ảnh.
  • Khó nhìn thấy những vật nằm ở trung tâm khi đọc sách hoặc lái xe.
  • Khó khăn trong việc phân biệt màu sắc.
Bệnh võng mạc đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Đốm đen ở trong mắt có thể là dấu hiệu của bệnh võng mạc đái tháo đường

Có cần xét nghiệm để tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường không?

Câu trả lời là có. Để tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 xét nghiệm chính:

  • Khám mắt (có thuốc giãn đồng tử): Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt để làm đồng tử giãn ra. Sau khi thuốc phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ nhìn vào đáy mắt của bạn, được gọi là võng mạc. Đây chính là phần mắt bị tổn thương do bệnh võng mạc đái tháo đường.
  • Hình ảnh võng mạc kỹ thuật số: Với xét nghiệm này, kỹ thuật viên sẽ chụp ảnh mắt bằng một thiết bị đặc biệt. Sau đó gửi những bức ảnh này cho bác sĩ nhãn khoa kết luận. Bạn có thể sử dụng xét nghiệm này nếu các xét nghiệm về mắt trước đây bình thường, nếu không, bạn nên khám mắt.
Bệnh võng mạc đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Có thể chẩn đoán bệnh hình ảnh võng mạc kỹ thuật số

Nếu khám mắt hoặc kiểm tra hình ảnh võng mạc kỹ thuật số có vấn đề, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm khác. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm tra mắt thường xuyên. Nếu bạn đã mắc bệnh võng mạc, cần đi kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần hoặc có thể nhiều hơn.

Nếu không mắc bệnh thì có thể chỉ cần kiểm tra 2 năm một lần. Bác sĩ sẽ cùng bạn quyết định lịch trình tái khám. Có thể thăm khám theo lịch trình dưới đây:

  • Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường loại 1, nên bắt đầu khám mắt từ 3 đến 5 năm sau khi có chẩn đoán bệnh.
  • Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, nên bắt đầu khám mắt ngay sau khi có chẩn đoán bệnh.

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu giảm thị lực nào (như xuất hiện những đốm đen), hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này có thể giúp bạn giảm nguy cơ các biến chứng nặng hơn.

Tham khảo thêm: Tranagliptin 5

Bệnh võng mạc đái tháo đường được điều trị như thế nào?

Nên giữ lượng đường trong máu và huyết áp của bạn trong khoảng mục tiêu để có thể ngăn ngừa tình trạng về mắt trở nên tồi tệ hơn. Các phương pháp điều trị khác cho bệnh võng mạc đái tháo đường có thể bao gồm:

  • Quang đông: Đây là một phẫu thuật laze để ngăn chặn sự rò rỉ máu hoặc phá hủy các mạch máu đang chảy phát triển trong võng mạc.
  • Thuốc: Thuốc được tiêm vào thủy tinh thể có thể được sử dụng một mình hoặc cùng với các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho bạn biết nếu thuốc có thể giúp ích cho việc điều trị của bạn.
  • Cắt dịch kính: Đây là một phẫu thuật để lấy máu ra khỏi dịch kính. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật này nếu các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ vào dịch kính.
Bệnh võng mạc đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Phương pháp quang đông lazer hiện nay được dùng nhiều để điều trị bệnh

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể ngăn ngừa không?

Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Bạn nên giữ cho lượng đường trong máu và huyết áp càng gần mục tiêu càng tốt. Đồng thời, mức cholesterol cũng nên được duy trì trong khoảng bình thường.

Nhóm thuốc giúp kiểm soát đái tháo đường

Thuốc Tranagliptin 5 có chứa thành phần là Linagliptin. Đây là một trong những thuốc thuộc nhóm ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4 dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Tên thuốc: Tranagliptin 5

Bệnh võng mạc đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Thuốc Tranagliptin điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở bệnh nhân trưởng thành

Hoạt chất: Linagliptin

Nhóm thuốc: Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase 4. Nhóm thuốc này làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian hoạt động của hai hormone GLP-1 và GIP. Qua đó, tăng giải phóng insulin và giảm glucagon trong tuần hoàn. Khả năng giảm HbA1c của nhóm thuốc này đạt 0,5 – 0,8%.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim chứa 5mg Linagliptin.

Chỉ định: Điều trị đái tháo đường tuýp 2 (T2DM) ở bệnh nhân trưởng thành phối hợp chế độ ăn và tập luyện nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết.

Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Bệnh nhân đái tháo đường tuýp I hoặc bệnh nhân đái tháo đường toan ceton (Ketoacidosis).
  • Bệnh nhân bị viêm tụy.

Thận trọng: Khi dùng thuốc cần thận trọng những vấn đề sau:

  • Cần thận trọng khi sử dụng linagliptin kết hợp với sulphonylurea và/hoặc insulin vì có thể gây hạ đường huyết quá mức.
  • Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngừng sử dụng Linagliptin; nếu đã khẳng định viêm tụy cấp, không nên bắt đầu điều trị với Linagliptin. Cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.
  • Nếu nghi ngờ có bọng nước pemphigoid, cần dừng việc dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

  • Hạ đường huyết: mệt mỏi, cảm thấy đói, run rẩy, đổ mồ hôi, xanh xao, khó tập trung, nhầm lẫn.
  • Tăng men gan.
  • Nhiễm khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng: ho, viêm họng, viêm mũi.
  • Rối loạn tiêu hóa: viêm tụy (đau bụng dữ dội, nôn mửa…).
  • Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch, mề đay, phát ban (hiếm gặp).

Lưu ý: Các nhóm thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tham khảo thêm: Tranagliptin 5

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về bệnh võng mạc do Đái tháo đường. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ