Bệnh tăng huyết áp là một tình trạng bệnh mang tính phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường diễn tra âm thầm gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực cần thiết đưa máu từ tim truyền đến các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do khả năng co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Thông thường, huyết áp có xu hướng giảm về đêm, khi con người đang ngủ say nhất. Và ngược lại, huyết áp tăng dần vào sáng sớm, đỉnh điểm lúc 8-10 giờ sáng. Ngoài ra, một số thuốc co mạch, tình trạng ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên cao.
Huyết áp tâm thu được biểu thị là chỉ số ở trên trong kết quả đo. Huyết áp tâm trương được xác định là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp người bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.
Khi nào gọi là bệnh tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là khi có huyết áp tâm thu đo được từ 140 mmHg trở lên hay huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận. Các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp luôn là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp cần biết
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh tăng huyết áp. Trong đó, người lớn tuổi đối mặt với tình trạng tăng huyết áp vô căn chiếm 90% và 10% còn lại tìm ra được nguyên nhân:
Tăng huyết áp vô căn
Tăng huyết áp vô căn có đặc tính di truyền rất lớn. Bên cạnh đó, các yếu tố như: bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, ăn mặn, người thừa cân gây béo phì, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tăng huyết áp thứ phát
Đây là trường hợp khi bác sĩ xác định được nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này. Bệnh có khả năng được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thương gặp như:
- Mắc các bệnh về thận: Hội chứng thận hư, suy thận mạn,…
- Bệnh nội tiết: bệnh Cushing,suy giáp, cường giáp,…
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh cao huyết áp gây ra tác dụng phụ.
- Bệnh tim bẩm sinh. Người mắc bệnh này khi đó không thể đo được chỉ số huyết áp ở chân, còn ở hai tay lại có chỉ số huyết áp cao. Bệnh này cần được điều trị bằng những phương pháp chuyên biệt phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân
Dấu hiệu nhận biết huyết áp tăng cao
Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp bao gồm chóng mặt, nặng đầu, nhức đầu, mỏi vai gáy. Tuy nhiên cũng có nhiều người không bộc lộ dấu hiệu nào, chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe. Đó là lí do các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi cần thăm khám huyết áp định kỳ.
Khi gặp các tình trạng bất thường như lừ đừ, co giật, khó thở, đau tức ngực, nôn ói, thì rất có thể đây là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. Khi đó bệnh nhân cần được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

Biện pháp chẩn đoán huyết áp tăng
Để chẩn đoán tăng huyết áp cách duy nhất thường được sử dụng phổ biến đó là đo huyết áp. Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp thường dùng bao gồm: Đo huyết tại phòng khám với chỉ số thu được xác định là cao huyết áp khi HA ≥ 140/90 mmHg. Đo huyết áp tại nhà với chỉ số thu được xác định là cao huyết áp khi HA ≥ 135/85 mmHg. Sử dụng máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp) với chỉ số thu được xác định là cao huyết áp khi HA ≥ 130/80 mmHg
Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm
Căn bệnh này được xem là “Kẻ giết người thầm lặng” vì không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nó làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận còn lại của cơ thể như cũng có thể bị tổn thương. Một khi bạn biết mình bị huyết áp cao, bạn phải làm việc ngay với bác sĩ để kiểm soát nó nhanh nhất có thể.

Phương pháp để điều trị tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp cần phối hợp giữa điều chỉnh lối sống kết hợp với sử dụng thuốc hạ huyết áp đi kèm. Mức huyết áp người bệnh cần đạt được là 130/80 mmHg hoặc thấp hơn tùy theo đặc điểm riêng của từng người. Trong đó, có một số biện pháp cơ bản được sử dụng như sau:
Điều trị không dùng thuốc
Đó là việc phải điều chỉnh lối sống, tập thể dục, giảm cân, thay đổi chế độ ăn, giảm căng thẳng. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp: 5 nhóm thuốc cơ bản: thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin 2, ức chế calci, lợi tiểu, chẹn bêta.
Thủ thuật hủy thần kinh giao cảm động mạch thận
Tham khảo: Thuốc điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một nhiều bệnh bệnh chưa tự chẩn đoán được căn bệnh của mình dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, việc duy trì và giữ cho mình một thói quen khám sức khỏe định kì luôn là vấn đề vô cùng khẩn thiết cho tất cả chúng ta.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các thông tin liên quan đến căn bệnh cao huyết áp. Theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.