Bệnh đái tháo đường có gây tổn thương thần kinh không?

Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát ở mức tối ưu trong thời gian dài. Hãy cùng MKT Pharma tìm hiểu về loại “bệnh thần kinh đái tháo đường” phổ biến nhất là “viêm đa dây thần kinh”.

Các triệu chứng tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị các loại tổn thương thần kinh khác nhau. Tổn thương thần kinh thường ảnh hưởng đến ngón chân và bàn chân đầu tiên. Một số người không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào, tuy nhiên những người khác có thể có các triệu chứng bao gồm:

  • Tê hoặc mất cảm giác.
  • Nóng rát hoặc đau, thường nặng hơn khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm.
  • Ngứa ran.
  • Cảm thấy khó chịu hoặc đau khi chạm nhẹ.

Khi tổn thương thần kinh trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể di chuyển từ bàn chân lên cẳng chân. Một số người cũng có thể bắt đầu cảm thấy xuất hiện các triệu chứng ở tay.

Bệnh đái tháo đường có gây tổn thương thần kinh không?
Tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh do đái tháo đường

Có nên làm xét nghiệm tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường?

Câu trả lời là có. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu bạn đang có tổn thương thần kinh hay không bằng cách hỏi bệnh và thăm khám. Đôi khi, bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm để kiểm tra tình trạng hoạt động hiện tại của các dây thần kinh. Điển hình có thể là “đo tốc độ dẫn truyền thần kinh” hoặc “điện cơ đồ” (EMG).

Bệnh đái tháo đường có gây tổn thương thần kinh không?
Làm xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh để chẩn đoán tổn thương thần kinh do đái tháo đường

Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng không?

Tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó có thể khiến người bệnh không thể nhận ra cảm giác đau ở bàn chân. Thông thường, người bình thường sẽ cảm thấy đau khi có vết thương ở chân.

Cảm giác đau này khiến chúng ta nhận thức được và phải điều trị vết thương để nó có thể lành lại. Tuy nhiên, các tổn thương thần kinh khiến người bệnh không cảm thấy đau khi chân của họ có vết thương, thậm chí họ có thể không biết mình bị đứt tay nên không điều trị.

Nếu không điều trị sớm sẽ trở nên trầm trọng hơn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, gây lở loét lớn,… Tổn thương thần kinh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cơ và xương khớp ở bàn chân. Theo thời gian, điều này có thể khiến bàn chân của người bệnh biến dạng một cách bất thường.

Làm gì để bảo vệ đôi chân và kiểm soát các tổn thương thần kinh?

Có thể kiểm soát các tổn thương thần kinh do đái tháo đường gây nên. Phòng ngừa với các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn bảo vệ đôi chân khỏe mạnh.

Thứ nhất, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Các triệu chứng đau và rát đôi khi trở nên tốt hơn khi lượng đường trong máu được kiểm soát. Để kiểm soát tốt lượng đường huyết, bạn nên tuân thủ điều trị và dùng thuốc đúng hướng dẫn theo bác sĩ chỉ định.

Thứ hai, hãy chăm sóc đặc biệt cho đôi chân của bạn. Việc chăm sóc đôi chân có thể ngăn ngừa các rủi ro, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Để bảo vệ và chăm sóc đôi chân của mình, bạn có thể:

  • Không bao giờ đi chân trần, mang giày hoặc dép mọi lúc, ngay cả khi ở nhà.
  • Cắt móng chân cẩn thận. Cắt thẳng ngang và dũa móng. Không cắt lớp biểu bì hoặc làm vỡ các mụn nước. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện những việc liên quan đến cắt da (loại bỏ móng chân mọc ngược…) để hạn chế viêm nhiễm.
  • Rửa chân bằng nước ấm và xà phòng mỗi ngày, kết hợp làm khô nhanh. Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da lên trên và dưới bàn chân của bạn.
  • Kiểm tra cả hai bàn chân mỗi ngày. Tìm các vết thương, vết phồng rộp, sưng hoặc đỏ. Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ khắp bàn chân, kể cả các kẽ ngón chân. Nếu bạn không thể nhìn thấy lòng bàn chân của mình, hãy sử dụng gương hoặc nhờ người khác kiểm tra.
  • Mang vớ không quá chật và thay chúng hàng ngày. Mang giày vừa vặn chân nhưng không được quá chật.
  • Kiểm tra bên trong đôi giày của bạn trước khi mang. Hãy chắc chắn rằng không có gì sắc nhọn bên trong.
    Bệnh đái tháo đường có gây tổn thương thần kinh không?
    Cần vệ sinh bàn chân cẩn thận để hạn chế viêm nhiễm

Các phương pháp điều trị khác cho tổn thương thần kinh

Một số người có thể cần dùng các phương pháp điều trị khác cho các triệu chứng hoặc vấn đề gây ra do tổn thương thần kinh. Các vấn đề có thể gây đau, lở loét,…hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn.

Gây đau

Tổn thương thần kinh có thể gây cảm giác đau và khó chịu ở một số trường hợp. Các bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau để điều trị cơn đau do tổn thương dây thần kinh.

Các vấn đề khác về chân

Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để điều trị vết thương hở:

  • Làm sạch vết loét và loại bỏ da, mô chết xung quanh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Làm phẫu thuật cắt bỏ một ngón chân hoặc một phần của bàn chân.

Tôi nên gặp bác sĩ để kiểm tra bàn chân bao lâu một lần?

Để kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến tổn thương thần kinh bạn nên kiểm tra toàn bộ bàn chân mỗi năm một lần. Có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra nhanh bàn chân của bạn trong mỗi lần tái khám.

Tổn thương thần kinh có thể được ngăn ngừa không?

Có thể ngăn ngừa được các tổn thương thần kinh nhưng không chắc chắn. Nếu bạn bị đái tháo đường, một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể giảm nguy cơ bị tổn thương thần kinh bằng cách:

  • Giữ lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt.
  • Không hút thuốc lá hoặc nên cai thuốc, bỏ hút thuốc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân.
  • Đảm bảo rằng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch của bạn được điều trị ổn định (nếu có mắc các bệnh này).

Nhóm thuốc giúp kiểm soát đường huyết trên người bệnh đái tháo đường

Thuốc Meyerviliptin được chỉ định để điều trị đái tháo đường tuýp 2 có chứa thành phần chính là Vildagliptin. Đây là một trong những thuốc thuộc nhóm  ức chế enzyme dipeptidyl peptidase-4, dùng điều trị cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh đái tháo đường có gây tổn thương thần kinh không?
Thuốc Meyerviliptin điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở bệnh nhân trưởng thành

Tên thuốc: Meyerviliptin

Hoạt chất: Vildagliptin

Nhóm thuốc: Ức chế enzyme dipeptidyl peptidase 4. Nhóm thuốc này làm tăng nồng độ và kéo dài thời gian hoạt động của hai hormone GLP-1 và GIP. Qua đó, tăng giải phóng insulin và giảm glucagon trong tuần hoàn. Khả năng giảm HbA1c của nhóm thuốc này đạt 0,5 – 0,8%.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim chứa 50mg Vildagliptin

Chỉ định: Sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc khác. Điều trị đái tháo đường tuýp 2 (T2DM) ở bệnh nhân trưởng thành phối hợp chế độ ăn và tập luyện nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc Meyerviliptin nếu bị dị ứng với Vildagliptin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc này.

Thận trọng: Khi sử dụng thuốc uống cần thận trọng với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đái tháo đường type 1 (tức là cơ thể không sản xuất đủ insulin). Hoặc nếu bệnh nhân đang mắc phải tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
  • Nếu đang dùng một loại thuốc điều trị tiểu đường được gọi là Sulphonylurea. Lúc này, bác sĩ sẽ cần xem xét giảm liều Sulphonylurea khi kết hợp thêm thuốc Meyerviliptin để tránh gặp tình trạng hạ đường huyết.
  • Suy giảm chức năng thận vừa hoặc nặng, do thuốc sẽ cần được dùng ở mức liều thấp hơn.
  • Đang chạy thận nhân tạo.
  • Bị bệnh gan, suy tim.
  • Đã hoặc đang mắc các bệnh lý về tuyến tụy.
  • Liều cao hơn 100mg không được khuyến cáo.
  • Độ an toàn và hiệu quả của vildagliptin trong phác đồ phối hợp ba thuốc đường uống với metformin và một thiazolidinedione chưa được thiết lập.

Tác dụng phụ: Cần ngừng dùng thuốc Meyerviliptin nếu gặp phải những tác dụng sau:

  • Phản ứng dị ứng.
  • Viêm gan: Các triệu chứng bao gồm nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt, buồn nôn, chán ăn.
  • Viêm tụy: Các triệu chứng thường nghiêm trọng, bao gồm buồn nôn, đau bụng, nôn ói.

Một số tác dụng phụ khác của thuốc bạn có thể gặp. Cụ thể là:

  • Thường gặp: Chóng mặt, buồn nôn, run rẩy, nhức đầu, lượng đường huyết thấp.
  • Ít gặp: Táo bón, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, phát ban da gây ngứa.

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tham khảo thêm: Meyerviliptin

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về các tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập website MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ