Nhồi máu cơ tim được xem là bệnh lý nguy hiểm, bởi lẽ có một số trường hợp những bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim khi mắc bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có thêm các kiến thức về bệnh nhồi máu cơ tim, đặc biệt dấu hiệu nhồi máu cơ tim để phòng ngừa và điều trị bệnh sớm nhất. Hãy cùng MKT PHARMA tìm hiểu nhé!
Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm nghiêm trọng hoặc không lưu thông. Sự tắc nghẽn này thường là do tích tụ chất béo, cholesterol và các mảng xơ vữa trong động mạch của tim (động mạch vành). Quá trình tích tụ mảng bám theo thời gian được gọi là xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim do các xơ vữa bên trong động mạch vành bị vỡ ra. Khi kết hợp thêm với hồng cầu và tiểu cầu sẽ tạo thành các cục máu đông làm tắc nghẽn thành động mạch.
Vì những nguyên nhân nói trên dẫn tới máu ngừng lưu thông tới các bộ phận khác trong cơ thể và thiếu máu cho tim, đồng thời về lâu dài sẽ gây tổn thương cho tim. Một số các nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim:
- Tuổi tác và giới tính: Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thông thường người lớn tuổi thì có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn trẻ tuổi.
- Sử dụng các chất kích thích: Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng ma tuý.
- Những đối tượng mắc bệnh nền: Huyết áp cao, béo phì, bệnh tiểu đường, những người có cholesterol cao, những đối tượng mắc hội chứng chuyển hoá, người bị viêm khớp dạng thấp,…
- Lối sống không lành mạnh: Người ít vận động, chế độ ăn nhiều đường, dầu mỡ và ít rau xanh. Không cân bằng cảm xúc, thường xuyên căng thẳng, cau có, tức giận.
- Di truyền: Trong gia đình từng có người bị đau tim bẩm sinh hoặc đau tim sớm thì bạn cũng có thể bị bệnh.

Tại sao gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng?
Nhồi máu cơ tim thầm lặng là nhồi máu cơ tim không có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim rõ ràng, hoặc hoàn toàn không có các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp. Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim thầm lặng thường được dựa vào điện tâm đồ.
Các khảo sát cho biết tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim thầm lặng là 1,7% đến 5,4%. Cụ thể 8,1% ở bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và là 4-8% ở bệnh nhân đái tháo đường.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng thì cực kì nguy hiểm đối với người bệnh vì khi không biết bản thân bị bệnh thì chúng ta sẽ chủ quan với nó. Vậy nên cần phải lưu ý tới các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để phát hiện bệnh sớm nhất.
9 dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần lưu ý
Nhồi máu cơ tim nằm trong top 10 bệnh gây tử vong cao nhất tại Việt Nam. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý được cảnh báo rằng đang có xu hướng trẻ hoá nên nhiều trường hợp các bạn trẻ cho dù có dấu hiệu nhồi máu cơ tim nhưng lại chủ quan. Vậy nên, sau đây là các dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp:
Hụt hơi, khó thở
Khi bị nhồi máu cơ tim máu sẽ không đủ đi nuôi cơ thể, lâu dài sẽ gây suy tim. Điều này khiến tim thiếu oxy sẽ co bóp liên tục ảnh hưởng tới đường hô hấp.
Đau tức vùng ngực
Hầu hết các cơn đau tim có cảm giác khó chịu ở giữa ngực kéo dài hơn vài phút – hoặc có thể biến mất rồi tái phát. Lúc này vùng ngực như bị đè ép, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau. Đây là một trong những dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình.
Đổ mồ hôi
Khi tim co thắt nhiều gây áp lực nặng nề qua các cơn đau. Biểu hiện thường thấy là đổ mồ hôi, ớn lạnh, nhợt nhạt do thiếu máu đi nuôi các chi của cơ thể. Cùng lúc đó hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt khi cơ thể có dấu hiệu gặp nguy hiểm khiến nhịp tim tăng và huyết áp tăng.
Đồng thời các hormone adrenaline và noradrenaline được tiết ra, đây là hai hormone làm cho tuyến mồ hôi hoạt động quá mức nên cơ thể đổ mồ hôi.
Chóng mặt
Chóng mặt là do tim hoạt động kém không đủ máu lên não làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Kèm theo hiện tượng tụt huyết áp khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt.
Nhịp tim nhanh bất thường
Thường có các hiện tượng đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng mà người bệnh có thể cảm thấy một cách rõ ràng. Kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi. Do thiếu máu cung cấp oxy tới tim, khi đó tim hoạt động với tốc độ nhanh hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể hoạt động bình thường.
Cảm giác mệt mỏi và ngất xỉu
Lượng máu cung cấp cho cơ thể và tim giảm đi đột ngột làm cho cơ thể bị mệt mỏi và thiếu máu. Khi thiếu máu thì người bệnh thường hay bị ngất xỉu và dần mất đi ý thức nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cảm thấy buồn nôn
Cảm giác buồn nôn và nôn ói có thể do hệ tiêu hoá bị kích thích gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn kèm theo đau bụng. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim này hay bị nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hoá làm ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán bệnh.
Đau lưng và phần thân trên
Do đau các vùng thân trên của cơ thể từ vùng cánh tay, cổ. Ngoài ra còn đau ở vùng lưng kèm theo cảm giác tê bì. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim. Vì vậy cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ khi nghi ngờ bản thân bị nhồi máu cơ tim.
Rối loạn nhịp tim
Lúc này tim có thể đập nhanh hay chậm một cách bất thường. Do sự rối loạn điện giải kết hợp với thiếu oxy trong máu làm rối loạn nhịp tim khi bị nhồi máu cơ tim. Ở các bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim thì nồng độ catecholamines tăng cũng góp phần gây rối loạn nhịp tim.

Tham khảo thuốc: Điều trị nhồi máu cơ tim
Kết luận
Bài viết trên đây đã thông tin tới bạn đọc một số kiến thức về nhồi máu cơ tim cũng như điểm qua 9 dấu hiệu nhồi máu cơ tim không phải ai cũng biết. Hy vọng rằng đây sẽ là những cẩm nang sức khỏe bổ ích với quý độc giả. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi MKT Pharma ngay hôm nay nhé!