Trong giai đoạn đầu của tăng huyết áp, các biểu hiện hoặc triệu chứng thường không rõ ràng. Bạn có thể sẽ khó có thể nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bệnh tiến triển rõ rệt ở những giai đoạn cảnh báo. Bài viết sau cảnh báo 7 dấu hiệu tăng huyết áp bạn cần biết.
Tổng quan về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng mà áp lực máu trong các động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, với ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tăng huyết áp được dựa theo kết quả huyết áp đo. Bao gồm hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Áp lực trong động mạch khi tim co bóp để bơm máu ra ngoài. Đây là chỉ số đầu tiên được thu lại khi dòng máu được tim đẩy đi khắp cơ thể, thường được viết phía trước trong kết quả đo.
- Huyết áp tâm trương: Áp lực trong động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp đập. Giữa mỗi nhịp đập, tim đều dành một khoảng nghỉ nhỏ giữa các lần bơm máu, nó còn được gọi là huyết áp tâm trương và viết phía sau hoặc nằm bên dưới trong kết quả đo.
Tăng huyết áp được xác định khi: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Vì vậy, cần lưu ý chỉ số để nhận biết được tăng huyết áp.

7 Dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng huyết áp
Vì tăng huyết áp được xem là kẻ giết người thầm lặng, nhiều người thậm chí không biết mình đang mắc bệnh đến khi phát bệnh đột ngột. Vậy nên, việc nắm rõ các dấu hiệu cơ bản của tình trạng tăng huyết áp để bảo vệ bản thân và người nhà của mình là điều vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu đó là:
Nhức đầu
Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khác nhau. Một trong số đó có thể gây ra bởi tình trạng tăng huyết áp. Cụ thể, người bệnh bị đau nhức âm ỉ vùng đầu, lan đến vai gáy kéo dài theo từng cơn. Vì vậy, nếu bị đau đầu không rõ nguyên nhân, cần nhanh chóng sử dụng các phương pháp đo huyết áp có đang bình thường không.
Chóng mặt
Người bệnh có thể đối mặt với triệu chứng chóng mặt đột ngột, mất cân bằng khi vận động. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là tác dụng phụ của một vài thuốc hạ huyết áp nếu bệnh nhân đang sử dụng để điều trị.

Mờ mắt
Không chỉ tim, thận, não mà huyết áp cao ảnh hưởng đến thị giác cũng rất cần thiết phải lưu ý. Khi huyết áp tăng cao đột ngột sẽ gây tổn thương toàn bộ hệ thống các mạch máu, trong đó có các mạch máu ở mắt. Thành mạch máu võng mạc bị dãn nhiều gây ra xuất huyết, khiến dịch thoát ra. Lipid máu thoát ra tạo thành xuất tiết gây phù võng mạc dẫn đến người bệnh bị mờ mắt.
Buồn nôn
Hệ tiêu hóa của người bệnh có thể bị ảnh hưởng khi huyết áp tăng cao. Khi đó, cơ trơn đường ruột có thể bị kích thích làm tăng bài tiết dịch vị, gây buồn nôn. Nếu đi kèm theo nôn là triệu chứng đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu của cơn tăng huyết áp cấp tính. Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đau ngực
Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp hầu hết đều liên quan đến áp lực trong lòng động mạch. Căn bệnh này khiến nhu cầu dinh dưỡng và oxy đến tim bị kích thích liên tục. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân bị đau ngực dữ dội, có thể đối mặt với tình trạng nhồi máu cơ tim cấp tính. Bệnh nhân cần nhập viện khẩn cấp để điều trị kịp thời và tránh để lại di chứng về sau này.
Chảy máu cam
Khi huyết áp tăng cao đột ngột sẽ gây tăng áp lực lên thành mạch máu. Đến một mức độ nhất định nào đó sẽ gây ra tổn thương và vỡ những mạch máu nhỏ ở mũi dẫn đến chảy máu cam. Tình trạng chảy máu mũi xảy ra càng thường xuyên, mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp càng lớn.
Đổ mồ hôi, lạnh người
Các mạch máu trên cơ thể giãn ra để ứng phó với tình trạng tăng huyết áp ở người bệnh. Khi đó, cơ thể sẽ có triệu chứng đổ mồ hôi liên tục. Hơn nữa, huyết áp tăng cao đột ngột sẽ đi kèm với việc kích thích hệ thống thần kinh thực vật, gây da tái, tay chân lạnh.
Cách phòng ngừa tăng huyết áp
Việc phòng ngừa tăng huyết áp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch tốt. Dưới đây là một số biện pháp có thể kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe của mình.
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể kiểm soát được cân nặng và mức huyết áp ổn định. Người bệnh cần bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ, thực phẩm nhiều chất xơ để có thể chuyển hóa tốt các chất béo. Ngoài ra, cần tăng cường tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu cá, hải sản như cá hồi, cá trích,…
Nếu có thể, cần cắt giảm tối đa lượng muối có trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. Vì Natri có tác dụng giữ nước, có thể tăng gánh nặng thêm cho tim. Càng ăn nhạt, càng tiêu thụ ít muối càng đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.
Tham khảo: Esseil 5 – Thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Tập thể dục đều đặn
Cùng với chế độ ăn uống phù hợp thì luyện tập thể dục là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp. Phương pháp này giúp duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và có tác dụng làm giảm đường huyết. Một số bài tập thể dục đơn giản có thể được kể đến như luyện tập xe đạp 30 phút mỗi ngày, tập yoga, thiền, bơi lội…

Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia
Các thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người bệnh cần giảm lượng rượu tiêu thụ không vượt quá hai ly mỗi ngày. Ngoài ra, thuốc lá gây ra hẹp mạch máu và tăng huyết áp nên từ bỏ thuốc lá cũng là điều vô cùng quan trọng.
Tăng huyết áp hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một nhiều bệnh bệnh chưa tự chẩn đoán được căn bệnh của mình dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, việc duy trì và giữ cho mình một thói quen khám sức khỏe định kì luôn là vấn đề vô cùng khẩn thiết cho tất cả chúng ta.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh cao huyết áp. Theo dõi website Công Ty TNHH Dược Phẩm MKT để nắm thêm nhiều thông tin về bệnh học, các thuốc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.