Thói quen giúp tránh hệ lụy “khôn lường” của tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý nguy hiểm do diễn tiến thầm lặng và dai dẳng. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng và hậu quả nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Tăng huyết áp là gì?

Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam khuyến cáo huyết áp đo lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg sẽ được xác định là tăng huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp của nhiều bệnh nhân thường không được kiểm soát chặt chẽ. Theo như các nghiên cứu trên thế giới, tăng huyết áp chỉ được kiểm soát tốt ở khoảng 47% người trưởng thành.

Các biến chứng bao gồm đột quỵ, suy tim, đau thắt ngực và tổn thương thận có thể xuất hiện nếu bệnh không được điều trị. Trong đó, bệnh lý tim mạch do tăng huyết áp chiếm chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất.

Tăng huyết áp - căn bệnh thầm lặng hay bị “ngó lơ”.
Tăng huyết áp – căn bệnh thầm lặng hay bị “ngó lơ”

Nguyên nhân tăng huyết áp

Bệnh đa phần gặp ở người lớn tuổi. Thông thường  90 – 95% các trường hợp bị tăng huyết áp là không có nguyên nhân trực tiếp (vô căn). Ngoài ra, còn có nguyên do khác như:

  • Tăng huyết áp thứ phát do các bệnh lý như: bệnh thận (suy thận, hội chứng thận hư,…), bệnh lý nội tiết (cường giáp, suy giáp,…).
  • Tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc như: corticoid, thuốc dị ứng, kháng viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch.
  • Tăng huyết áp thai kỳ.

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Biến chứng do tăng huyết áp để lại là vô cùng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt. Một trong các hậu quả thường thấy có thể kể đến như:

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Phình động mạch.
  • Suy tim.
  • Tổn thương thận.
  • Mất thị lực.
  • Hội chứng chuyển hóa.
  • Sa sút trí tuệ và rối lộn trí nhớ

Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình và những người thân cận. Cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và điều trị sớm nếu phát hiện huyết áp bất thường.

Tham khảo thêm: Tovecor 5 – Thuốc điều trị tăng huyết áp

Hậu quả “khôn lường” do tăng huyết áp gây ra
Hậu quả “khôn lường” do tăng huyết áp gây ra

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến huyết áp

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát tăng huyết áp. Bằng việc chú trọng đến chất lượng bữa ăn, bạn sẽ phòng tránh nhiều “mối hiểm họa” tiềm ẩn:

  • Giảm muối: Giảm lượng muối ăn có thể làm giảm huyết áp. Lượng muối hàng ngày có thể có trong thực phẩm đóng hộp, các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Lượng muối tiêu thụ nên ở mức dưới 1,5g mỗi ngày.
  • Tăng Kali: Chế độ ăn uống giàu kali giúp kiểm soát huyết áp. Cơ chế là do kali có tác dụng tăng đào thải muối natri qua đường niệu (qua bơm Na-K ATPase ở ống thận), ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và kích hoạt sự gia tăng sản xuất nitric oxide – chất giãn mạch có tác dụng bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, không áp dụng chế độ ăn giàu kali cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
  • Giảm uống rượu: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ và khó kiểm soát bệnh hơn so với việc không uống.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả: Thêm nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm huyết áp và cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
  • Ăn nhiều chất xơ: Ăn nhiều chất xơ hơn có thể làm giảm huyết áp. Lượng chất xơ được khuyến nghị là 20 đến 35 g mỗi ngày.
  • Ăn nhiều cá hơn: Ăn nhiều cá hơn có thể giúp giảm huyết áp, đặc biệt khi kết hợp với chế độ giảm cân.

Luyện tập thường xuyên để kiểm soát huyết áp

Các khuyến nghị từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đề xuất nên dành 150 đến 300 phút/tuần cho hoạt động cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh). Hoặc 75 đến 150 phút/tuần cho hoạt động cường độ mạnh (ví dụ như chạy bộ) cộng với các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất hai lần/tuần.

Luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện mức cholesterol. Ngay cả những hình thức tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ cũng có tác động lớn đến sức khỏe.

Giảm cân giúp giảm huyết áp

Thừa cân, béo phì là nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch. Được coi là thừa cân khi chỉ số BMI lớn hơn 25, và BMI từ 30 trở lên sẽ được coi là béo phì.

Huyết áp có thể giảm đáng kể khi tiến hành việc giảm cân. Để giảm cân, bạn phải ăn ít calo hơn và tập thể dục nhiều hơn. Bạn có thể bắt đầu từ các bài tập đơn giản vừa sức và từ từ nâng cao tùy vào tình trạng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị hiệu quả để giảm huyết áp
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị hiệu quả để giảm huyết áp

Tránh các thuốc và thực phẩm chức năng có khả năng làm tăng huyết áp

Ở những người nhạy cảm, thuốc chống viêm không steroid hay còn gọi là “NSAID” (ví dụ: ibuprofen, naproxen) có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, Thuốc uống tránh thai có thể làm tăng huyết áp ở một số người.

Những chất có trong một số loại thuốc thông mũi, sản phẩm giảm cân đều có thể làm tăng huyết áp. Nếu bạn thường xuyên sử dụng bất kỳ chất nào trong số này, bạn nên nói tham khảo ý kiến của thầy thuốc để lựa chọn liệu pháp phù hợp với tình trạng của mình.

Lưu ý cho người bệnh tăng huyết áp

Nếu bạn vẫn bị huyết áp cao mặc dù đã thay đổi lối sống bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân, bạn có thể cần phải dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là điều quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không được tự ý ngưng thuốc mà phải điều trị tiếp tục, vì có nhiều thuốc nếu đang dùng mà lại ngưng đột ngột sẽ làm cho huyết áp tăng vọt.

Cần lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc trong thời gian điều trị đặc biệt là tụt huyết áp ở người lớn tuổi. Hãy đến gặp bác sĩ khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc khi có những dấu hiệu bất thường.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể được kiểm soát bằng việc điều trị bằng thuốc. Có 6 nhóm thường dùng để điều trị tăng huyết áp. Bao gồm: Nhóm thuốc lợi tiểu, Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, Nhóm thuốc chẹn beta, Nhóm thuốc ức chế men chuyển, Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, Nhóm thuốc đối kháng canxi.

Tovecor 5 là thuốc điều trị tăng huyết áp, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim
Tovecor 5 là thuốc điều trị tăng huyết áp, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim

Tovecor 5, chứa thành phần Perindopril 5mg, là một trong những thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (ACEI) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Đây là thuốc đường uống, nên dùng một liều duy nhất mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.Tên thuốc: Tovecor 5

  • Hoạt chất: Perindopril
  • Nhóm thuốc: Thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin. Thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Dạng thuốc và hàm lượng: viên nén chứa 5mg Perindopril.
  • Chỉ định: Tăng huyết áp; suy tim; bệnh mạch vành ở trạng thái ổn định; giảm nguy cơ các biến cố tim mạch trên bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và/hoặc có sự tái tạo mạch.
  • Chống chỉ định: Dị ứng với Perindopril hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc; hẹp động mạch thận 1 bên hoặc 2 bên; tiền sử bị phù mạch di truyền hoặc tự phát; khi bạn có thai hoặc cho con bú.
  • Tác dụng phụ:
  • Phản ứng có hại: Chóng mặt, hoa mắt, cảm giác râm ran và đau buốt, rối loạn thị giác, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, ban da, co cứng cơ…
  • Thay đổi kết quả xét nghiệm hiếm: giảm hemoglobin, tăng Kali máu, tăng enzyme gan & tăng bilirubin huyết thanh.
  • Ngưng thuốc ngay nếu sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng gây khó thở, khó nuốt

Lưu ý: Các thuốc sử dụng điều trị được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lựa chọn thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có kế hoạch điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Qua những chia sẻ mà MKT Pharma cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho Quý bệnh nhân và gia đình có thể biết thêm về các chế độ ăn uống, luyện tập cho người tăng huyết áp. Để liên hệ tìm mua thuốc điều trị chính hãng, Quý khách hàng có thể truy cập MKT Pharma để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ